Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin ca sĩ Thủy Tiên; cùng chồng là cựu danh thủ Công Vinh bị bắt. Nhiều người còn chia sẻ bức ảnh họ bị cảnh sát áp giải. Tuy nhiên, cộng đồng mạng sau đó phát hiện một bức ảnh khác có bối cảnh tương tự; và nghi ngờ hình ảnh liên quan Thủy Tiên là sản phẩm được photoshop. Vậy theo quy định; thì hành vi đăng ảnh bịa đặt người khác bị công an bắt xử lý ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau đây.
“Hai ngày qua, hình ảnh ca sĩ Thủy Tiên cùng chồng là danh thủ Công Vinh; đi cùng cảnh sát được chia sẻ trên mạng xã hội. Một số người cho rằng cặp đôi này đã bị bắt. Tuy nhiên, cộng đồng mạng sau đó tìm được một bức ảnh có bối cảnh tương tự; chỉ khác khuôn mặt của 2 nhân vật bị cảnh sát áp giải. Từ đó, nhiều người nghi ngờ bức hình Công Vinh – Thủy Tiên đã được photoshop
Nguồn tin từ Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an); cho biết thông tin vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên bị bắt là sai sự thật.
“Vụ việc đang được cơ quan điều tra xác minh làm rõ. Đến thời điểm này; thông tin Thủy Tiên bị bắt là không đúng”, nguồn tin xác nhận; và cho biết việc điều tra được diễn ra công tâm, khách quan. Tất cả biện pháp công an thực hiện đều đúng; theo quy định pháp luật và sẽ sớm có kết luận đúng, sai.”
Đăng ảnh bịa đặt người khác bị công an bắt xử lý ra sao?
Xử phạt hành chính hành vi đăng ảnh bịa đặt người khác bị công an bắt
Hành vi đăng ảnh bịa đặt người khác bị công an bắt; có thể bị xử phạt hành chính về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên Facebook, mạng xã hội như sau:
Căn cứ Điều 101 Chương IV Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ; quy định hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; sẽ bị phạt tiền 10-20 triệu đồng.
“Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
…………”
Và mức phạt đối với hành vi đăng ảnh bịa đặt người khác bị công an bắt sẽ phải tuân thủ Điều 4 Nghị định này như sau:
“2. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực: viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin đối với cá nhân là 100.000.000 đồng.
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức”
Như vậy hành vi đăng ảnh bịa đặt người khác bị công an bắt có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức; từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi đăng ảnh bịa đặt người khác bị công an bắt
Hành vi đăng ảnh bịa đặt người khác bị công an bắt; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vu khống; hoặc Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông.
Nếu hành vi đăng ảnh bịa đặt người khác bị công an bắt; được chứng minh nhằm thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên; gây dư luận xấu hoặc gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên; người vi phạm có thể bị xử lý hình sự; về tội Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tín; mạng viễn thông theo Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015; người vi phạm có thể đối diện mức án tối đa 3 năm tù; hoặc cao hơn tùy hành vi vi phạm.
“Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của Cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;
……….
Ngoài ra việc hành vi đăng ảnh bịa đặt người khác bị công an bắt có dấu hiệu của tội Vu khống theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 và tùy vào mức độ và hậu quả gây ra sẽ có mức phạt tương ứng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Bêu rếu, kể xấu con nuôi trên mạng có phạm tội không?
- Chia sẻ, đăng tin giả lên Facebook bị xử phạt như thế nào?
- Hành vi trục lợi tiền từ thiện có thể lãnh án tù chung thân theo quy định
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Đăng ảnh bịa đặt người khác bị công an bắt xử lý ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 3a Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định:
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
Như vậy, xử phạt hành chính về hành vi vu khống người khác trên Facebook với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân là 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Theo Điểm e Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định thì hành vi đăng hình người khác lên Facebook, Zalo….khi không được cho phép bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật. Đây là mức phạt đối với tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Theo Khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, trong đó có tác phẩm âm nhạc quy định:
“2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.”
Như vậy việc chế lại lời bài hát đăng lên mạng xã hội được gọi là tác phẩm phái sinh. Việc tạo ra tác phẩm phái sinh phải được sự đồng ý của tác giả.