CSGT có được vào đường làng bắt xe không theo quy định 2022

23/07/2022
CSGT có được vào đường làng bắt xe không theo quy định 2022
1831
Views

Đường làng là con đường quen thuộc của dân cư trong địa phương và là ranh giới phân chia giữa các làng với nhau. Đây là thuật ngữ dùng để phân biệt với các đường lớn tại đô thị. Ngày nay đường làng không giống như trước, chỉ là đất đá thô sơ mà được bê tông hóa sạch đẹp để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Nhưng trái với đó, một số bộ phận người dân cho rằng đó là đường làng nhỏ hẹp do làng tự quản và CSGT sẽ không vào đó để bắt xe nên tình trạng vi phạm giao thông xảy ra khá nhiều. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là CSGT có được vào đường làng bắt xe không? Luật sư X sẽ giải đáp vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây. Mời bạn đọc theo dõi!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Địa bàn tuần tra, kiểm sát của CSGT

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 6 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định: Công an cấp huyện bố trí lực lượng, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi địa giới hành chính. Gồm:

  • Các tuyến quốc lộ, đoạn quốc lộ không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
  • Các đoạn quốc lộ thuộc các tuyến quốc lộ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đi qua thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện theo kế hoạch của Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông;
  • Các tuyến đường tỉnh; đường huyện; đường xã; đường chuyên dùng; đường đô thị không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
  • Phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi địa giới hành chính theo kế hoạch của Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông.

Quyền của CSGT khi thực hiện tuần tra, kiểm soát

Điều 8 Thông tư 65 đã nêu rõ các quyền của CSGT trong khi thực hiện tuần tra, kiểm soát như sau:

  • Được dừng các phương tiện. Kiểm soát người và phương tiện, giấy tờ của người điều khiển, giấy tờ của phương tiện và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện; kiểm soát việc thực hiện quy định về hoạt động vận tải đường bộ.
  • Được áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
  • Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
  • Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn thiệt hại đang hoặc có nguy cơ xảy ra thì được huy động và sử dụng phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
  • Được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ.
  • Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường, phân lại luồng, tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện khi có tình huống ách tắc, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  • Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân.

CSGT có được vào đường làng bắt xe không?

Theo phân tích trên; đường xã/làng thuộc tuyến đường, địa bàn kiểm soát của Công an cấp huyện. Do đó đối với câu hỏi CSGT có được vào đường làng bắt xe không thì câu trả lời là có.

CSGT có được vào đường làng bắt xe không theo quy định 2022
CSGT có được vào đường làng bắt xe không theo quy định 2022

Tuy nhiên hiện nay; phần lớn các tuyến đường liên xã thì cảnh sát giao thông mới phải kiểm soát. Còn những tuyến đường làng, đường nhỏ trong xã ít người qua lại, người dân di chuyển trong làng không phải là tụ điểm nóng giao thông thì việc lập chốt kiểm soát vào làng bắt xe không phổ biến.

Bên cạnh đó thông thường cảnh sát giao thông chỉ thực hiện bắt xe đối với đường làng khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:

  • Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
  • Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
  • Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

CSGT có quyền lập chốt ở những đâu?

Việc lập chốt kiểm tra của cảnh sát giao thông để thực hiện một trong cách hình thức công tác tuần tra, kiểm soát, phải tuân thủ theo quy định tại Thông tư 65/2020/TT-BCA.

Việc lập chốt của Cảnh sát giao thông không phải là hành vi tự phát mà phải lên kế hoạch từ trước, nằm trong kế hoạch công tác tuần tra, kiểm soát giao thông được phê duyệt trước bởi cơ quan công an có thẩm quyền. Đó là:

  • Trưởng phòng tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông,
  • Trưởng phòng Cảnh sát giao thông,
  • Trưởng công an cấp huyện

Tại chốt trạm Cảnh sát giao thông, lắp đặt, sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi hình khu vực kiểm soát. Chốt phải nằm trên đường giao thông, lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và bảo đảm đủ ánh sáng.

Có thể bạn quan tâm:

Các biện pháp ngăn chặn vi phạm CSGT có thể áp dụng

Các biện pháp ngăn chặn hành vi hành chính được quy định cụ thể tại Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, bao gồm:

SttBiện pháp
1Tạm giữ người
2Áp giải người vi phạm
3Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, giấy phép, chứng chỉ hành nghề
4Khám người
5Khám phương tiện vận tải, đồ vật
6Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm
7Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
8Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính
9Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn

Chính vì vậy; khi phát hiện những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, CSGT sẽ có quyền áp dụng những biện pháp ngăn chặn; được phép xử lý vi phạm pháp luật về giao thông; nhưng khi tiếp xúc với Nhân dân và người có hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ cũng cần phải có tác phong, thái độ, văn hóa ứng xử đúng mực và phù hợp.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ CSGT có được vào đường làng bắt xe không theo quy định 2022? “.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đổi tên căn cước công dân, giải thể công ty, thành lập công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, thủ tục cấp hộ chiếu,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Khi CSGT xử phạt không đúng, người dân cần làm gì?

Theo khoản 1 Điều 15 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, khi có căn cứ cho rằng việc xử lý vi phạm của CSGT là không đúng quy định, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người bị xử lý có quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền.

CSGT có quyền rút chìa khóa xe của người vi phạm không?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 65/2020/TT-BCA về quyền của CSGT trong khi thực hiện tuần tra, kiểm soát và Điều 119 Luật xử lý vi phạm hành chính về các biện pháp ngăn chặn hành vi hành chính được áp dụng; có thể thấy, việc rút chìa khóa xe của phương tiện giao thông không nằm trong quyền hạn của CSGT trong tuần tra, kiểm soát. Điều này đồng nghĩa rằng, CSGT không có quyền rút chìa khóa xe của người vi phạm.

Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông là bao lâu?

Căn cứ Khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 39 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) thì thời hạn thi nộp phạt vi phạm giao thông như sau:
– Thời hạn nộp phạt là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
– Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.