Cao điểm tuần tra xử lý vi phạm giao thông

11/01/2022
Cao điểm tuần tra, xử lý vi phạm giao thông
665
Views

Cao điểm tuần tra, xử lý vi phạm giao thông

Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia; từ ngày 15/12/2021 đến hết ngày 14/2/2022; lực lượng Cảnh sát giao thông cả nước sẽ tổ chức đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát; xử lý vi phạm quy định pháp luật về trật tự ATGT. Trên cơ sở bảo đảm tuân thủ tuyệt đối các quy định phòng dịch COVID-19 đối với lực lượng thực thi nhiệm vụ và người tham gia giao thông. Vậy cao điểm tuần tra xử lý vi phạm giao thông quy định như thé nào?

Đợt cao điểm sẽ tập trung kiểm tra; phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm thường xảy ra trong dịp cuối năm và lễ, Tết. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lí

Nội dung tư vấn

Cao điểm tuần tra xử lý vi phạm giao thông

Cuối năm là thời điểm giao thông diễn biến phức tạp nên lực lượng Cảnh sát giao thông trên cả nước sẽ tổ chức đợt cao điểm tuần tra, xử lý vi phạm. Người dân tham gia giao thông dịp cận Tết cần hết sức lưu ý.
Để bảo đảm trật tự; an toàn giao thông trong các dịp Tết và Lễ hội xuân 2022; ngày 13/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ra Công điện 1725/CĐ-TTg; yêu cầu tổ chức đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát; xử lý vi phạm quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông từ ngày 15/12/2021 đến hết ngày 14/02/2022.

Trong thời gian này, lực lượng CSGT tại các địa phương sẽ đẩy mạnh việc ra quân tuần tra; phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm nên người dân khi đi đường cần chú ý; thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về giao thông.

Ngoài việc xử phạt vi phạm, Thủ tướng cũng yêu cầu tập trung tuyên truyền; phổ biến quy định về giao thông; và phòng chống Covid-19 khi đi đường với những nội dung như: Đã uống rượu, bia – không lái xe; không phóng nhanh, vượt ẩu; không chở quá số người; đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn; đeo khẩu trang khi tham gia giao thông…
Mọi hành vi vi phạm giao thông nếu bị phát hiện thì đều bị xử phạt vi phạm.

Mức xử phạt các lỗi vi phạm giao thông trong tuần cao điểm tuần tra xử lý vi phạm giao thông

Theo Công điện 1725/CĐ-TTg, trong đợt cao điểm tuần tra giao thông dịp Tết này, CSGT sẽ tập trung kiểm tra để phát hiện và xử lý đối với các lỗi sau:

Không đội mũ bảo hiểm

Người đi xe máy, xe máy điện, xe đạp điện; hoặc người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm; hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng cài quai không đúng quy cách đều sẽ bị phạt.

Mức phạt là từ 400.000 – 600.000 đồng (theo điểm b khoản 4 và khoản 6 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Vi phạm về nồng độ cồn

Chỉ cần có nồng độ cồn trong hơi thở; hoặc trong máu, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm.

Tùy vào phương tiện và mức độ nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở mà mức phạt với người vi phạm sẽ là khác nhau:

Từ 06 – 40 triệu đồng: Ô tô (Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Từ 02 – 08 triệu đồng: Xe máy (Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Từ 03 – 18 triệu đồng: Xe máy chuyên dùng, máy kéo (Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Từ 80.000 – 600.000 đồng: Xe đạp (Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Vi phạm về sử dụng ma túy

Khi điều khiển phương tiện mà trong người có chất ma túy, người tham gia giao thông xe bị xử phạt như sau:

Ô tô: Từ 30 – 40 triệu đồng (điểm c khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Xe máy: Từ 06 – 08 triệu đồng (điểm h khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Máy kéo, xe máy chuyên dùng: Từ 16 – 18 triệu đồng (điểm c khoản 7 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Vi phạm về tốc độ

Tùy thuộc vào tốc độ vượt quá và phương tiện vi phạm, người điều khiển có thể bị phạt như sau:

Ô tô: Từ 800.000 – 12 triệu đồng (Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Xe máy: Từ 300.000 – 05 triệu đồng (Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Máy kéo, xe máy chuyên dùng: 400.000 – 05 triệu đồng (Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Chở quá trọng tải

Nếu vận chuyển hàng hóa vượt trọng tải cho phép, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt từ 800.000 – 12 triệu đồng, tùy thuộc vào mức quá tải (Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Chở quá số người quy định

Căn cứ Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, hành vi chở quá số người quy định sẽ bị phạt nếu:

Xe đến 9 chỗ chở quá từ 02 người trở lên.

Xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ chở quá từ 03 người trở lên.

Xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ chở quá từ 04 người trở lên.

Xe trên 30 chỗ chở quá từ 05 người trở lên.

Khi đó, tùy từng loại xe mà người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt từ 400.000 – 02 triệu đồng/người vượt quá; tổng mức phạt tối đa là 70 triệu đồng.

Đua xe trái phép

Hành vi đua xe trái phép sẽ bị xử phạt từ 10 – 20 triệu đồng, tùy vào loại phương tiện vi phạm (theo khoản 19 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Vi phạm liên quan đến nâng giá vé xe khách

Trường hợp tự ý thu giá vé xe khách cao hơn quy định, cả lái xe và phụ xe đều sẽ bị xử phạt theo quy định Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Người điều khiển: Phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng (Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Phụ xe: Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng (Điều 31 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Xem thêm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Cao điểm tuần tra xử lý vi phạm giao thông. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như  dịch vụ luật sư tư vấn hình sựluật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Người dân có được quyền kiểm tra chuyên đề của CSGT?

Theo Thông tư 67/2019/TT-BCA về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có hiệu lực từ 15/01/2020. Theo quy định này, chuyên đề về giao thông của CSGT là nội dung người dân được biết.
Tuy nhiên, cũng theo Điều 6 Thông tư này  người dân hoàn toàn có quyền xem kế hoạch tuần tra, kiểm soát, chuyên đề của CSGT thông qua 05 hình thức trên chứ không được yêu cầu kiểm tra chuyên đề hay kế hoạch trực tiếp khi làm việc với CSGT.

Không có gương chiếu hậu bị phạt bao nhiêu tiền?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện không có gương chiếu hậu. 
Như vậy trường hợp không có gương chiếu hậu sẽ bị phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển xe buộc phải lắp đầy đủ gương chiếu hậu theo quy định.( điểm a khoản 7 Điều 16)

Dùng lời nói lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cảnh sát giao thông bị xử phạt như nào?

Theo nghị định 167/2013/NĐ-CP. Nếu bạn có lời nói, hành động đe dọa; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cảnh sát giao thông. Bạn sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.