Đón trả khách trên đường cao tốc phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng

13/01/2022
Đón trả khách trên đường cao tốc phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng
1291
Views

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 123 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng. Trong đó, tăng nặng mức phạt đối với các hành vi vi phạm trên đường cao tốc. Để hiểu rõ hơn về mức phạt đón trả khách trên đường cao tốc; hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Đón trả khách trên đường cao tốc đúng hay sai?

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định đón trả khách phải đúng nơi quy định.

1. Người vận tải, người lái xe khách phải chấp hành các quy định sau đây:

a) Đón, trả hành khách đúng nơi quy định;

Mà đường cao tốc không phải nơi đón, trả khách. Cụ thể khoản 1 điều 18 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 định nghĩa về dừng xe:

“Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.“

Và theo khoản 3 Điều 26 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người điều khiển xe di chuyển trên đường cao tốc chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định, đó là lề đường bên phải hoặc làn dừng xe khẩn cấp. Tuy nhiên, các điểm dừng xe này được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp như xe bị hư hỏng, người trên xe cần được cứu hộ y tế…

Như vậy, hành vi đón khách, trả khách trên đường cao tốc; là hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ; và mức phạt đối với hành vi đón, trả khách trên đường cao tốc; được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ; đường sắt.

Trên đường cao tốc dừng chỗ nào thì không bị phạt?

Đón trả khách trên đường cao tốc là hành vi vi phạm luật. Vậy trên đường cao tốc dừng chỗ nào thì không bị phạt.

Theo Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008, người lái xe trên đường cao tốc chỉ được dừng, đỗ xe ở nơi quy định.

Trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để lái xe khác biết.

Theo đó, lái xe được đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy như phần lề đường – điểm phình ra trên đường phía tay phải hoặc làn dừng xe khẩn cấp trong trường hợp khẩn cấp và buộc phải dừng xe, không thể tùy ý dừng xe trên cao tốc.

Như vậy, chỉ được dừng đỗ xe tại phần lề đường hoặc làn dừng xe khẩn cấp. Các trường hợp khẩn cấp thường gặp như xe hỏng hóc hoặc cần trợ giúp y tế.

Khi dừng, đỗ xe, người lái xe phải thực hiện các biện pháp như đặt biển cảnh báo nguy hiểm; liên hệ đơn vị cứu hộ để giải quyết vụ việc đồng thời cảnh báo; và đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông khác.

Đón trả khách trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu?

Điểm g khoản 5 Điều 5 Nghị định 123 quy định; phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe không tuân thủ quy định điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp; hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép; hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc. Với những hành vi này, Nghị định 100 có mức xử phạt từ 3 – 5 triệu đồng.

Nghị định cũng tăng mức phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng lên 10 – 12 triệu đồng, tước giấy phép lái xe (GPLX) 2 – 4 tháng đối với người điều khiển xe dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc.

Đối với hành vi đón, trả khách trên đường cao tốc, theo Nghị định mới, cũng tăng mức xử phạt từ 5 – 7 triệu đồng lên 10 – 12 triệu đồng với người điều khiển xe ô tô chở khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách.

Nghị định cũng tăng mức xử phạt từ 5 – 7 triệu đồng lên 10 – 12 triệu đồng; đối với đơn vị kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải; sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải để đón trả khách trên đường cao tốc. Ngoài ra, doanh nghiệp còn bị tước phù hiệu 1 – 3 tháng, lái xe bị tước GPLX 2 – 4 tháng.

Trường hợp nào tài xế được dừng xe trên đường cao tốc?

Căn cứ theo Luật Giao thông đường bộ 2008, xe máy chuyên dụng có vận tốc thiết kế từ 70 km/giờ, ôtô, các loại xe tương tự như ôtô và phương tiện cơ giới khác làm nhiệm vụ bảo trì, sửa chữa mới được đi vào đường cao tốc.

Đồng thời, Điểm 3 Điều 26, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định; người điều khiển xe cơ giới di chuyển trên đường cao tốc chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.

Trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thì cần phải báo hiệu để lái xe khác biết.

Theo đó, xe được dừng trong các trường hợp: bị hư hỏng, người trên xe cần được cứu hộ y tế khẩn cấp… Cũng theo quy định này, người điều khiển phương tiện nếu dừng xe trên đường cao tốc phải dừng xe ở vị trí đã được quy định là lề đường bên phải hoặc làn xe dừng khẩn cấp trên đường cao tốc. 

Như vậy, chỉ khi rơi vào tình trạng khẩn cấp, tài xế mới được dừng xe trên đường cao tốc. Nếu người điều khiển phương tiện cố tình đón trả khách trên đường cao tốc; mà không có lý do chính đáng sẽ bị xử phạt hành chính và tước giấy phép lái xe. 

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Đón trả khách trên đường cao tốc phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sựluật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Xe nào được chạy trên đường cao tốc?

Theo khoản 4 Điều 26 Luật Giao thông vận tải năm 2008 quy định:
Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo, xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/giờ không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.”
Như vậy, chỉ ô tô và các phương tiện phục vụ quản lý bảo lí đường cao tốc; được phép lưu thông vào đường cao tốc.

Khoảng cách an toàn giữa hai xe trên đường cao tốc là bao nhiêu?

Để hạn chế va chạm hoặc đâm vào đuôi xe phía trước khi phanh/dừng đột ngột, tài xế nên chủ động giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe tối thiểu là 50 mét.
Điều 11, Luật Giao thông đường bộ quy định:
Khi điều khiển xe tham gia giao thông, người lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình, nơi có biển báo cần phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.

Có được chạy xe vào phần lề đường trên cao tốc

Bên cạnh việc tuân thủ các quy tắc lái xe an toàn trên cao tốc kể trên thì cần phải tuân thủ thêm các yêu cầu sau đây:
– Khi vào đường cao tốc cần bật tín hiệu xin nhập làn và phải nhường đường cho xe đang chạy thẳng.
– Khi muốn ra khỏi làn đường cao tốc cần phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải.
– Không cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.