Chào luật sư. Bạn tôi hiện tại có mở một cửa hàng sửa chữa máy tính nhỏ. Trong quá trình cài đặt máy tính cho khách hàng cậu ấy có sử dụng những phần mềm đó đều đã được “crack”. Hay nói thẳng là phần mềm lậu. Điều này có thể gây những nguy cơ tiềm ẩn cho khách hàng. Vậy, tôi xin hỏi luật sư hành vi crack phần mềm có vi phạm pháp luật hay không? Và nếu có thì pháp luật quy định xử lý vấn đề này như thế nào? Rất mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình về cho Luật Sư 247. Với trường hợp của bạn chúng tôi xiin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Crack phần mềm được hiểu như thế nào?
Pháp luật Việt nam chưa có định nghĩa về “crack phần mềm”. Crack có thể hình dung là hành động bẻ khóa truy cập vào phần mềm một cách lén lút, ăn trộm phần mềm, làm cho một sản phẩm phần mềm từ trả phí, có đăng ký bản quyền, có thể sử dụng trở thành miễn phí khi được kích hoạt.
Vấn đề crack phần mềm tại Việt Nam
Luật cấm mọi biện pháp sao chép, sử dụng trái phép các phần mềm, mở khóa phần mềm khi chưa có sự cho phép của chủ sở hữu trí tuệ. Vì vậy việc sử dụng phần mềm không có bản quyền là vi phạm pháp luật. Trong mọi trường hợp, vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ luôn được quan tâm hơn cả.
Ở Việt Nam chưa có vụ kiện dân sự nào phạt cá nhân về vi phạm bản quyển phần mềm, nhưng phạt Công ty thì đã có và tổng số tiền phạt hành chính liên quan tới phần mềm là 2,52 tỷ đồng trong năm 2015. Trên thực tế, năm 2013 Microsoft từng kiện một doanh nghiệp Việt Nam vì xài lậu phần mềm trên 69 máy tính với trị giá khoản 1 tỷ đồng, và họ bị buộc phải bồi thường số tiền này. Lâu lâu họ cũng có những đợt kiểm tra bất ngờ phối hợp cùng các cơ quan chức năng để xử lý các vụ việc tương tự.
Vi phạm bản quyền phần mềm không chỉ được nhắc tới ở Việt Nam mà là trên toàn thế giới.Ngoài Microsoft thì Adobe và Autodesk cũng là một cái tên thường được nghe nói tới trong cuộc chiến chống phần mềm lậu, vì phần mềm chuyên dụng của họ đang giúp các công ty kiếm được rất nhiều tiền trong khi họ lại chẳng thu được gì cho phát minh của mình.
Hành vi crack phần mềm bị xử lý như thế nào?
Xử phạt vi phạm hành chính
Mức phạt tiền được Chính phủ quy định cụ thể tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Theo đó, với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền mà tổ chức (doanh nghiệp) phải nộp phạt gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân.
Cá nhân nào có hành vi sử dụng, kinh doanh phần mềm máy tính, chương trình máy tính “lậu” thì áp dụng chế tài được quy định tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP về hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm: “Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Xử lý hình sự
Cá nhân còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại Điều 225 Bộ luật hình sự 2015 về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Theo đó có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Tùy theo mức độ và trường hợp vi phạm cụ thể tại Điều này.
Pháp nhân thương mại có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng (một tỷ đồng); từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm; từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Mức phạt tùy theo trách nhiệm hình sự phải chịu.
Có thể bạn quan tâm:
- Vi phạm bản quyền game sẽ bị xử lý như thế nào?
- Đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
- Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm
Thông tin liên hệ Luật Sư 247
Trên đây là nội dung tư vấn về Crack phần mềm có vi phạm pháp luật hay không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Đây là các rủi ro mà bạn có thể gặp phải nếu sử dụng các phần mềm crack:
– Nguy cơ bị mất dữ liệu, format ổ cứng cao,..
– Bị đánh cắp thông tin do các chương trình gián điệp kèm cài theo phần mềm.
– Bị biến thành zombie để tấn công các website, hệ thống khác khi các hacker cần đến.
Quan trọng hơn cả sử dụng phần mềm crack là hành vi phạm luật.
Đăng ký bản quyền tác giả là hình thức không bắt buộc. Việc đăng ký bản quyền giúp cho người sáng tạo ra tác phẩm đó chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm của mình: như sao chép, lạm dụng tác phẩm khi không được sự đồng ý của họ.
Với hành vi sử dụng, kinh doanh phần mềm lậu, ngay cả khi chủ của quyền sở hữu trí tuệ không khởi kiện thì cơ quan chức năng vẫn có cơ sở để chủ động xử lý.