Công ty yêu cầu viết đơn xin nghỉ việc có hợp pháp không?

05/05/2023
Công ty yêu cầu viết đơn xin nghỉ việc có hợp pháp không?
145
Views

Hiện nay nhiều trường hợp bên phía người sử dụng lao động, doanh nghiệp ép người lao động viết đơn xin nghỉ việc, điều này nghe có vẻ vô lý nhưng trên thực tế có tồn tại rất nhiều, đây là trường hợp người lao động bị làm khó trong quá trình lao động. Bởi lẽ thực hiện như vậy để không phải chi trả chi phí trợ cấp thôi việc khi người lao động tự ý nghỉ hay vô vàn các chiêu trò khác nhau khiến người lao động bị thiệt thòi. Vậy khi người lao động nghỉ việc có cần công ty chấp thuận hay không? Và khi công ty yêu cầu viết đơn xin nghỉ việc có hợp pháp không? Bạn đọc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động năm 2019

Người lao động nghỉ việc có cần công ty chấp thuận?

Hiện nay, theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động 2019, có rất nhiều căn cứ để người lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, nếu muốn nghỉ việc trước khi hết hạn hợp đồng, người lao động có thể chọn một trong 02 cách sau:

Cách 1: Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

Theo cách này thì người lao động sẽ cùng thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động để có thể nghỉ việc.

Cách 2: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.

Căn cứ vào Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần người sử dụng lao động đồng ý.

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Theo đó, người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động khi đã báo trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; ít nhất 30 ngày nếu hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 đến 36 tháng; ít nhất 03 ngày làm việc nếu hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.

Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể, người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước như bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc, không được trả đủ lương, không được bố trí đúng công việc, địa điểm làm việc như đã thỏa thuận,..

Công ty yêu cầu viết đơn xin nghỉ việc có hợp pháp không?
Công ty yêu cầu viết đơn xin nghỉ việc có hợp pháp không?

Như vậy, đối với trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì chỉ cần tuân thủ đúng các yêu cầu theo quy định của pháp luật thì khi nghỉ việc không cần phải có sự đồng ý từ phía công ty.

Công ty yêu cầu viết đơn xin nghỉ việc có hợp pháp không?

Trong quy định của Bộ Luật Lao động năm 2019, việc chấm dứt hợp đồng lao động chỉ được thực hiện khi hai bên gồm người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận cùng nhau, chấp nhận việc tạm dừng thực hiện hợp đồng, hoặc một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Bộ Luật Lao động năm 2019. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động được quy định tại Điều 36 Bộ Luật Lao động 2019. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động  được quy định tại Điều 35 Bộ Luật Lao động 2019

Như vậy, ta có thể thấy mọi hành vi nằm ngoài quy định về thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hay quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động hay người sử dụng lao động đề là hành vi vi phạm quy định pháp luật.

Bị ép viết đơn xin nghỉ việc, phải làm sao?

Khi người lao động thấy mình bị chèn ép hay bị người sử dụng lao động gây ra những bất lợi ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp trong quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động thì ngay lập tức người lao động cần phải liên hệ với các cơ quan giải quyết tranh chấp về lao động để tự bảo vệ quyền lợi cho mình. Một trong các hình thức để giải quyết tranh chấp mà người lao động nên thực hiện như sau:

Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019, khi xảy ra các tranh chấp lao động giữa cá nhân người lao động hoặc tập thể người lao động với người sử dụng lao động thì trước hết các bên phải thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp để giải quyết tranh chấp.

Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải viên. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

– Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

– Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

– Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

– Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

– Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động. Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết. Nếu tiến hành thương lượng, hòa giải không thành thì một trong hai bên có quyền khởi kiện tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Công ty yêu cầu viết đơn xin nghỉ việc có hợp pháp không?” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về cấp sổ đỏ lần đầu mất bao nhiêu tiền. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời các bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp:

Đã nộp đơn xin nghỉ việc nhưng đổi ý không nghỉ nữa thì có được không?

Theo Điều 38 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có thể hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của mình. Tuy nhiên, người lao động phải hủy bỏ việc này trước khi hết thời hạn báo trước và phải được công ty đồng ý thì mới có thể tiếp tục làm việc.

Xin nghỉ việc nhưng công ty không đồng ý phải làm sao?

Ngay cả khi công ty không giải quyết đơn xin nghỉ của người lao động thì người này vẫn có thể nghỉ việc mà được coi là chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.
Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi cho mình, người lao động cần chú ý những điều sau:
–       Phải đảm bảo thời gian báo trước.
–       Khiếu nại đến Sở Lao động – Thương bình và Xã hội.

Trường hợp nào sẽ chấm dứt hợp đồng lao động?

Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật lao động 2019 thì hợp đồng lao động sẽ kết thúc trong những trường hợp sau:
– Hết hạn hợp đồng lao động.
– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
– Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
– Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động.
– Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất.
– Người lao động hoặc người sử dụng lao động là cá nhân chết, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
– Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
– Người lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
– Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định của pháp luật
– Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
– Người lao động thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc theo hợp đồng

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.