Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân không?

19/09/2022
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân không?
473
Views

“Xin chào luật sư. Tôi muốn hỏi thành lập công ty cổ phần. Theo quy định pháp luật hiện nay thì công ty cổ phần có tư cách pháp nhân không? Khái niệm và phân loại pháp nhân quy định ra sao? Pháp nhân thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Rất mong được luật sư phản hồi giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Tư cách pháp nhân là gì?

Tư cách pháp nhân là tư cách của tổ chức được nhà nước trao cho để thực hiện một số quyền và nghĩa vụ một cách độc lập nhất định và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Điều kiện được công nhận là pháp nhân:

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan;

– Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

+ Pháp nhân phải có cơ quan điều hành.

Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

+ Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân không?
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân không?

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân không?

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020.

Bên cạnh đó, theo điều 94 Bộ luật Dân sự, một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi hội đủ 4 điều kiện sau đây:

  • Tổ chức đó được thành lập hợp pháp (theo quy định của pháp luật Việt Nam).
  • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản độc lập đó.
  • Nhân danh mình tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập…

Như vậy, công ty cổ phần thuộc loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.

Phân loại pháp nhân

Pháp nhân bao gồm pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại:

Pháp nhân thương mại

  • Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
  • Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
  • Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Pháp nhân phi thương mại

  • Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
  • Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
  • Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Pháp nhân có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về vấn đề này như sau:

– Bị can, bị cáo bao gồm cả pháp nhân.

– Bị can có quyền đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu.

– Bị cáo được quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa.

– Đối với thủ tục hỏi cung bị can:

  • Bắt buộc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
  • Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

– Dành riêng một Điều để quy định về Thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Như vậy pháp nhân cũng phải chịu trách nhiệm hình sự.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thám tử tìm người; tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp nào có tư cách pháp nhân?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp mới nhất hiện nay là Luật Doanh nghiệp 2020, hiện nay có 05 loại hình doanh nghiệp bao gồm:
– Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
– Công ty TNHH 1 thành viên;
– Công ty cổ phần;
– Công ty hợp danh;
– Doanh nghiệp tư nhân.
Theo đó, đối với công ty TNHH 2 thành viên, công ty TNHH 1 thành viên, công ty cổ phần thì các loại hình doanh nghiệp này đều đáp ứng được tất cả các điều kiện tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 nên đương nhiên công ty TNHH 2 thành viên, công ty TNHH 1 thành viên và công ty cổ phần có tư cách pháp nhân.

Tại sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân?

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, trong quá trình hoạt động không có sự tách bạch rõ ràng giữa tài sản của doanh nghiệp với tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân chỉ do một người làm chủ nên cơ cấu tổ chức của công ty còn đơn giản, quy mô hoạt động nhỏ.

Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân có tư cách pháp nhân không?

Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai. Theo đó, chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.