Đi nghĩa vụ công an có được sử dụng điện thoại không?

19/09/2022
Đi nghĩa vụ công an có được sử dụng điện thoại không
1283
Views

Hiện nay hàng năm đều có các đợt tuyển công an nghĩa vụ. Các quy định về vấn đề này được rất nhiều người quan tâm. Vậy công an nghĩa vụ là gì? Đi nghĩa vụ công an có được sử dụng điện thoại không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Nghĩa vụ công an là gì?

Nghĩa vụ công an là việc công dân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Căn cứ Điều 8 Luật Công an nhân dân 2018 quy định công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Hằng năm, Công an nhân dân được tuyển chọn công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Công an nhân dân với thời hạn là 24 tháng.

Bộ trưởng Bộ Công an quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:

– Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;

– Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu nạn, cứu hộ.

Điều kiện để được tuyển chọn đi nghĩa vụ công an?

Đối tượng được đi nghĩa vụ công an

– Đối với công dân nam:

+ Trong độ tuổi gọi nhập ngũ theo quy định tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015:

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

+ Đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định.

– Đối với công dân nữ:

+ Tự nguyện thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân (CAND).

+ Trong độ tuổi nhập ngũ theo quy định tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.

+ Đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định.

+ Có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của CAND.

+ CAND có nhu cầu tuyển chọn.

Lưu ý: Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể độ tuổi tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng đơn vị sử dụng và quy định ngành nghề cần thiết để tuyển chọn công dân nữ thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND phù hợp với nhu cầu sử dụng trong từng thời kỳ.

Công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND khi có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 5 Nghị định 70/2019/NĐ-CP.

– Có lý lịch rõ ràng.

– Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm.

– Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong CAND.

– Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

– Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng và đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND.

Khám sức khỏe nghĩa vụ công an 2022 như thế nào?

– Trưởng Công an cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND theo khoản 2 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015.

– Lệnh gọi khám sức khỏe sẽ được giao cho công dân trước thời điểm khám sức khỏe 15 ngày.

– Công dân đi khám sức khỏe theo đúng địa điểm, thời gian đã được ghi rõ trên lệnh gọi khám sức khỏe.

– Chế độ, chính sách trong thời gian thực hiện khám sức khỏe theo lệnh gọi của Trưởng Công an cấp huyện, công dân tham dự tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND:

+ Công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong thời gian thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi được hưởng nguyên lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật.

+ Công dân không thuộc các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong thời gian thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi được đảm bảo các chế độ sau:

– Tiền ăn bằng mức tiền một ngày ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh;

– Thanh toán tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật.

Công dân đã đi nghĩa vụ công an có phải đi nghĩa vụ quân sự nữa không?

Theo khoản 3 Điều 4 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:

– Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.

Như vậy có thể thấy đi nghĩa vụ công an thì đã được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự. Điều này khẳng định sau khi đi nghĩa vụ công an thì không phải đi nghĩa vụ quân sự nữa.

Đi nghĩa vụ công an có được sử dụng điện thoại không
Đi nghĩa vụ công an có được sử dụng điện thoại không

Đi nghĩa vụ công an có được sử dụng điện thoại không?

Theo Điều 10 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về các hành vi bị cấm như sau:

– Trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ quân sự

– Cản trở, chống đối trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự

– Có hành vi gian dối khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của bản thân để làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự

– Sử dụng hạ sĩ quan và binh sĩ không đúng theo quy định của pháp luật

– Có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ.

Như vậy, theo quy định nêu trên, thì sử dụng điện thoại không phải là một hành vi bị cấm trong quân sự, tuy nhiên, để bảo vệ bí mật quân ngũ và sự nề nếp của quân đội thì tùy theo từng cơ quan sẽ có quy chế khác nhau đối với sĩ quan, binh sĩ.

Mặc dù vậy, binh sĩ vẫn được sử dụng điện thoại của mình hoặc của quân đội để gọi điện hỏi thăm gia đình.

Đi nghĩa vụ quân sự có được về phép hay không?

Theo Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định về chế độ nghỉ phép của quân nhân tại ngũ như sau:

Chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ

1. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

2. Hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội, thời gian học từ một năm trở lên có thời gian nghỉ hè giữa hai năm học thì thời gian nghỉ này được tính là thời gian nghỉ phép và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

3. Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền. Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh.

4. Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Đi nghĩa vụ công an có được sử dụng điện thoại không? . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; ; cách tra số mã số thuế; ly hôn nhanh hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ hotline 0833102102 để được tiếp nhận

Câu hỏi thường gặp

Cho tôi hỏi con tôi đi nghĩa vụ quân sự thì có được sử dụng điện thoại gọi về cho gia đình không, có được về phép không? Tôi cảm ơn

Theo Điều 10 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định thì sử dụng điện thoại không phải là một hành vi bị cấm trong quân sự, tuy nhiên, để bảo vệ bí mật quân ngũ và sự nề nếp của quân đội thì tùy theo từng cơ quan sẽ có quy chế khác nhau đối với sĩ quan, binh sĩ.
Mặc dù vậy, binh sĩ vẫn được sử dụng điện thoại của mình hoặc của quân đội để gọi điện hỏi thăm gia đình.

Sử dụng điện thoại có thuộc các hành vi bị cấm khi tham gia nghĩa vụ công an?

Theo Điều 10 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về các hành vi bị cấm như sau:
– Trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
– Cản trở, chống đối trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
– Có hành vi gian dối khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của bản thân để làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự
– Sử dụng hạ sĩ quan và binh sĩ không đúng theo quy định của pháp luật
– Có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ.
Như vậy sử dụng điện thoại không phải hành vi bị cấm.

Theo luật nghĩa vụ thì công an có được sủ dụng điện thoại trong các trường hợp khẩn cấp không?

Công an nghĩa vụ có thể sử dụng điện thoại trong các trường hợp khẩn cấp vì đây không phải hành vi bị cấm. Còn các trường hợp thông thường thì từng đơn vị sẽ có quy định cụ thể riêng với vấn đề này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.