Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác bị phạt bao năm tù?

13/09/2021
Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác bị phạt bao năm tù?
667
Views

Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác là một hành vi vi phạm pháp luật. Đối với người vi phạm, pháp luật sẽ có những chế tài xử lý thích đáng và nghiêm minh. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ các quy định này. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi nhận được rất nhiều các thắc mắc có liên quan. Cụ thể có câu hỏi như sau:

“Chào Luật sư, tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Tôi thấy hiện nay pháp luật có quy định về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên tôi vẫn chưa hiểu rõ lắm các quy định này. Tôi muốn hỏi rõ rằng như thế nào thì được coi là công nhiên chiếm đoạt và hành vi này sẽ bị phạt bao nhiêu năm tù? Mong được Luật Sư 247 giải đáp, tôi cảm ơn.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác là gì?

Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu; hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không dùng vũ lực; hoặc đe dọa dùng vũ lực; hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản.

Thông thường, người công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác thực hiện hành vi này là do biết người bị hại không dám; hoặc không đủ khả năng ngăn cản việc chiếm tài sản. Chẳng hạn, người bị hại là người già yếu, phụ nữ,

Ngoài ra, hành vi này còn có thể được thực hiện trong hoàn cảnh thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh… khi người bị hại sơ hở, không có điều kiện trông giữ tài sản.

Hành vi này cũng được quy định trong BLHS 2015 như sau:

Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp được điều luật 172, BLHS quy định thì sẽ bị xử lý hình sự.

Như vậy, người nào thực hiện hành vi vi phạm này thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cấu thành tội phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Người nào có hành vi vi phạm mà đầy đủ các yếu tố cấu thành sau thì sẽ bị xử lý hình sự.

Chủ thể:

Người từ đủ 16 tuổi thực hiện hành vi vi phạm này.

Khách thể:

Quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ và bị hành vi công nhiên chiếm đoạt này xâm hại đến.

Mặt khách quan:

– Hành vi: là chiếm đoạt tài sản. Hành vi chiếm đoạt tài sản thể hiện thông qua một số phương thức cụ thể như sau:

+ Người phạm tội lợi dụng sơ hở; vướng mắc của người quản lý tài sản để công nhiên chiếm đoạt;

+ Người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh khách quan như: thiên tai, hoả hoạn, bị tai nạn, đang có chiến sự để chiếm đoạt tài sản. Những hoàn cảnh cụ thể này không do người có tài sản gây ra mà do hoàn cảnh khách quan làm cho họ lâm vào tình trạng không thể bảo vệ được tài sản của mình; nhìn thấy người phạm tội lấy tài sản mà không làm gì được.

Tính chất của hành vi là công khai, trắng trợn, không che giấu; công khai ngay trước chủ sở hữu, người quản lý tài sản và công khai với mọi người xung quanh.

– Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Hậu quả của tội này là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.

Mặt chủ quan:

Lỗi của hành vi này là lỗi cố ý của người thực hiện hành vi này. Thể hiện ở ý chí của người thực hiện, mong muốn đạt được và tự bản thân thực hiện hành vi này một cách dứt khoát và quyết đoán.

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ bị xử lý như thế nào?

Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm, người thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản

Khoản 1, Điều 15, Nghị định 167/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác có quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

Như vậy, với hành vi vi phạm này của người khác; người vi phạm sẽ bị xử phạt từ 1-2 triệu đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Điêu 172, BLHS 2015 quy định các khung hình phạt như sau:

Khung 1

Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này; hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

b) Hành hung người khác để tẩu thoát;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ;

đ) Tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

Khung 3

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung 4

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Hành vi lừa đảo góp vốn kinh doanh ngoại tệ bị xử lý như thế nào?
Tội cướp giật tài sản xử lý thế nào theo quy định pháp luật hình sự
Hành vi cướp dây chuyền vàng của cụ bà bị xử lý thế nào theo quy định?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác bị phạt bao năm tù?” . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Khi nào hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản bị xử lý hình sự?

Khi người vi phạm có hành vi thỏa mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành, trong đó có yếu tố quan trọng là tài sản của người bị chiếm đoạt có trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên. Còn nếu không đáp ứng đủ các yếu tố cấu thành, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.

Hình phạt bổ sung là gì?

Hình phạt bổ sung là hình phạt được áp dụng kèm theo hình phạt chính đối với những tội phạm nhất định nhằm tăng cường, củng cố tác dụng của hình phạt chính ( bổ sung cho hình phạt chính ).
Nếu người bị kết án không bị áp dụng hình phạt chính thì tòa án không được áp dụng hình phạt bổ sung đối với họ. Mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính, nhưng lại có thể bị áp dụng nhiều loại hình phạt bổ sung.

Chuẩn bị phạm tội là gì?

Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận