Công chức viên chức sử dụng văn bằng giả bị xử phạt ra sao?

30/09/2021
Công chức viên chức sử dụng văn bằng giả bị xử phạt ra sao?
1973
Views

Mới đây xuất hiện trường hợp 20 giáo viên sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả gây xôn xao dư luận. Vậy theo quy định công chức viên chức sử dụng văn bằng giả bị xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

“Sáng 26/9, lãnh đạo Phòng An ninh chính trị Nội bộ Công an tỉnh Đắk Lắk; cho biết đơn vị phát hiện 20 trường hợp giáo viên, cán bộ tại huyện Cư Kuin; sử dụng bằng THPT giả và bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học không hợp lệ.

Tuy nhiên, ông Huy nói hiện tại, huyện mới nắm được 10 trường hợp sử dụng bằng THPT giả.

“10 trường hợp còn lại có thể phát sinh thêm, huyện chưa nhận được thông tin từ phía công an. Những trường hợp sử dụng bằng giả; để công tác tại các cơ quan; đơn vị có thâm niên công tác hàng chục năm chứ không phải mới. Huyện sẽ cương quyết xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng bằng giả với quan điểm không bao che, dung túng”; ông Huy nhấn mạnh.

Liên quan vụ việc, đại tá Nguyễn Hữu Lương; Trưởng phòng An ninh chính trị Nội bộ, Công an tỉnh Đắk Lắk; cho biết 20 trường hợp giáo viên, cán bộ tại huyện Cư Kuin sử dụng bằng giả. 10 trường hợp đã có thông báo đến chính quyền xử lý hồi tháng bảy.

“Những trường hợp còn lại, công an mới phát hiện gần đây nên đang xác minh; khi có kết quả sẽ báo cáo; UBND tỉnh yêu cầu huyện Cư Kuin xử lý sai phạm”, đại tá Lương nói.

Thế nào là công chức viên chức?

Theo quy định tại Điều 2 Luật viên chức 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của viên chức thì viên chức được quy định cụ thể như sau:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Luật cán bộ, công chức 2008, sửa đổi 2019 quy định:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Công chức viên chức sử dụng văn bằng giả bị xử phạt ra sao?

Xử lý kỷ luật công chức viên chức sử dụng văn bằng giả

Công chức viên chức sử dụng văn bằng giả có thể bị xử lý kỷ luật theo Nghị định 112/2020 Quy định về xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức:

– Đối với cán bộ, công chức, viên chức; giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; : Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức nếu sử dụng giấy tờ không hợp pháp; để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.

– Đối với công chức, viên chức; không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; : Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc nếu sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả; hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

“Điều 12. Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:

……….

4. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.”

Điều 13. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

Như vậy công chức viên chức sử dụng văn bằng giả có thể bị xử lý kỷ luật cách chức hoặc buộc thôi việc tùy theo chức vụ và hành vi vi phạm.

Xử lý hình sự công chức viên chức sử dụng văn bằng giả

Trong trường hợp công chức viên chức sử dụng văn bằng giả; chứng chỉ giả đủ yếu tố cấu thành tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 341 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:

“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

…”

Trường hợp công chức viên chức sử dụng văn bằng giả với mức độ nghiêm trọng; thuộc các trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 341; thì mức phạt tù nặng nhất của tội này là 7 năm tù.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề: Công chức viên chức sử dụng văn bằng giả bị xử phạt ra sao?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là cán bộ?

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Sử dụng văn bằng của người khác bị phạt bao nhiêu tiền?

Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định:
“Điều 23. Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác;”

Theo đó, hành vi sử dụng văn bằng của người khác vì bất cứ mục đích nào đều có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị tịch thu lại văn bằng đó.

Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức làm gì?

Theo Điều 21 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức như sau:
Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời