Công chức được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?

04/01/2024
Công chức được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
186
Views

Theo quy định pháp luật, người lao động sẽ có ngày nghỉ hàng tuần cũng như ngày nghỉ phép năm được hưởng nguyên lương. Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức cũng sẽ được nghỉ theo quy định. Ngoài ra, pháp luật còn quy định về việc trả tiền cho những ngày phép năm chưa nghỉ đối với cán bộ, công chức, viên chức. Vậy công chức được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019;
  • Luật Cán bộ, công chức 2008;
  • Thông tư 141/2011/TT-BTC.

Công chức được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?

Công chức được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo đó, công chức cững như những người lao động bình thường sẽ được nghỉ hàng tuần và nghỉ phép năm. Số ngày nghỉ tối đa của cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và Bộ luật Lao động.

Theo Điều 13 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi như sau:

Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

Hiện hành, quy định về nghỉ phép năm được quy định tại Bộ luật Lao động 2019. Do đó, chế độ nghỉ phép năm của công chức sẽ thực hiện theo Bộ luật Lao động 2019.

Cụ thể, tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ phép năm như sau:

Điều 113. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.”

Như vậy, nếu làm việc đủ 12 tháng thì được nghỉ phép năm, hưởng nguyên lương như sau:

  • Điều kiện bình thường: 12 ngày làm việc.
  • Người khuyết tật, làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: 14 ngày.
  • Làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: 16 ngày.

Trường hợp làm chưa đủ 12 tháng được nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng đã làm việc.

Cứ 05 năm làm việc thì cán bộ, công chức lại có thêm 01 ngày nghỉ hàng năm (Điều 114 Bộ luật Lao động 2019).

Chế độ nghỉ phép năm của công chức trường hợp nghỉ chưa hết phép

Pháp luật hiện hành có quy định cụ thể về số ngày nghỉ phép năm đối với cán bộ, công chức, viên chức. Khi công chức nghỉ phép năm thì sẽ được hưởng nguyên lương. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định cách giải quyết cho những trường hợp không sử dụng hết ngày phép năm cũng như điều kiện được thanh toán tiền phép năm.

Tại Điều 13 Luật Cán bộ, công chức 2008 cũng đã có quy định: Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

(Trong khi đó, tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 chỉ quy định: Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ).

Tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC quy định việc thanh toán tiền phép năm trong trường hợp nêu trên phải đáp ứng điều kiện:

  • Có đơn xin nghỉ phép.
  • Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp xác nhận: Do yêu cầu công việc không bố trí được thời gian nghỉ phép hoặc không bố trí đủ số ngày nghỉ phép năm cho công chức.

Mức thanh toán cho công chức trong trường hợp này được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan nhưng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ ngày thứ Bảy, Chủ nhật.

Hiện nay theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 thì mức lương làm thêm giờ như sau:

  • Thứ Bảy, Chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần: Mức tiền lương làm thêm là 200%.
  • Thứ Bảy, Chủ nhật trùng với ngày lễ, Tết: Mức tiền lương làm thêm là 300%.
Công chức được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
Công chức được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?

Khi nào công chức nghỉ phép năm được nhận phụ cấp đi đường?

Bên cạnh được thanh toán tiền lương khi nghỉ phép năm thì công chức chưa sử dụng hết ngày nghỉ phép năm sẽ được thanh toán tiền phương tiện đi lại, tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép năm. Dưới đây là quy định pháp luật về điều kiện được thanh toán phụ cấp đi đường khi nghỉ phép năm đối với công chức.

Theo Điều 2 Thông tư 141/2011/TT-BTC công chức thuộc các trường hợp sau sẽ được thanh toán tiền phương tiện đi lại, tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép năm:

  • Cán bộ, công chức là người miền xuôi công tác ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên đủ điều kiện được nghỉ phép hàng năm, được thủ trưởng cơ quan, đơn vị đồng ý cấp giấy cho đi nghỉ phép năm về thăm gia đình, cha mẹ, vợ hoặc chồng, con hoặc thăm quê quán.
  • Cán bộ, công chức công tác tại vùng còn lại đủ điều kiện được nghỉ phép năm, được thủ trưởng cơ quan, cơ quan, đơn vị đồng ý cấp giấy cho đi nghỉ phép năm để thăm vợ hoặc chồng, con, cha, mẹ (cả bên vợ và bên chồng) bị ốm đau, bị chết.

Khuyến nghị

Luật sư 247 là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Công chức được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư 247 luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề Công chức được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày? đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Khi nghỉ việc mà chưa nghỉ hết phép năm thì có thanh toán tiền?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, nếu người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ trong trường hợp do thôi việc, mất việc làm.

Cách tính tiền nghỉ phép năm còn thừa khi nghỉ việc như thế nào?

Khoản 3 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.
Như vậy, tiền nghỉ phép năm còn thừa khi nghỉ việc của người lao động được tính bằng công thức sau:
Tiền nghỉ phép năm còn thừa = Tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm : Số ngày làm việc bình thường của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm x Số ngày phép còn thừa

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.