Công chức có đóng bảo hiểm thất nghiệp không?

02/03/2023
Công chức có đóng bảo hiểm thất nghiệp không?
519
Views

Xin chào Luật sư. Tôi hiện nay đang sính sống và làm việc tại khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu, tôi có vừa thi đỗ công chức tại Sở Nội Vụ của Uỷ ban nhân dân huyện, tôi có thắc mắc về quy định pháp luật hiện nay thì công chức có đóng bảo hiểm thất nghiệp không? Bên cạnh đó tôi muốn biết thêm rằng viên chức có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp hay không? Nếu có, mức đóng bảo hiểm hiện nay của viên chức là bao nhiêu? Mong được luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Hiện nay những quy định về việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội vẫn còn nhiều vướng mắc đối với người dân nên cần nắm rõ các quy định để bảo vệ quyền lợi của mình. Với thắc mắc của bạn, bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây để nhận được câu trả lời nhé!

Căn cứ pháp lý

Công chức có đóng bảo hiểm thất nghiệp không?

Theo khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 có quy định những người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Mặt khác, theo khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có hiệu lực từ ngày 01/07/2020 quy định về Công chức như sau:

“Điều 4. Cán bộ, công chức

2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”

Như vậy, công chức làm việc theo quyết định tuyển dụng của Nhà nước chứ không làm việc theo hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc.

Vì vậy, công chức không bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Viên chức có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không?

Bên cạnh việc xác định được Công chức không bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì liệu Viên chức có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không, thì theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2012 quy định:

“Điều 2. Viên chức

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:

”Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

Công chức có đóng bảo hiểm thất nghiệp không?
Công chức có đóng bảo hiểm thất nghiệp không?

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”

Theo quy định trên có thể thấy rằng, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cả người làm việc theo hợp đồng làm việc tức là viên chức. Vậy nên, viên chức vẫn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó, viên chức là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Viên chức có trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ phải trích bao nhiêu % từ tiền lương tháng của mình?

Theo khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013 quy định về mức đóng, nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp như sau:

“Điều 57. Mức đóng, nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

a) Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;

b) Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

c) Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.”

Theo đó, đối tượng viên chức sẽ đóng 1% tiền lương tháng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp như người lao động.

Bên cạnh đó, đơn vị sẽ đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và được Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Cơ quan nào thực hiện việc quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp? Chi phí quản lý như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Việc làm 2013 quy định việc quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp sẽ do tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc thu, chi, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Đối với chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (Sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) như sau:

Điều 8. Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp

1. Nội dung và mức chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và quy định của pháp luật về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

2. Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp hằng năm được phân bổ và giao dự toán như sau:

a) Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ thu, chi, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp;

b) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, giải quyết các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và các nhiệm vụ liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp;

c) Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ thu bảo hiểm thất nghiệp.

3. Phương thức chuyển kinh phí chi quản lý bảo hiểm thất nghiệp:

Căn cứ dự toán chi quản lý bảo hiểm thất nghiệp được Thủ tướng Chính phủ giao, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm chuyển đủ và kịp thời chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an. Phương thức chuyển kinh phí thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Riêng đối với chi ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện theo quy định tại Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Công chức có đóng bảo hiểm thất nghiệp không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp:

Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp hiện nay là bao nhiêu?

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động được xác định như sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp x 60%
Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

Nhận tiền trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp bằng hình thức nào hiện nay?

Hiện nay có 3 hình thức nhận tiền
+ Nhận tiền qua trung tâm dịch vụ việc làm: như vậy, khi người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp ở tại trung tâm dịch vụ việc làm nào thì người lao động sẽ đến trực tiếp tại địa điểm đó để lãnh bảo hiểm thất nghiệp.
+ Nhận tiền qua dịch vụ bưu điện Việt Nam (vnpost).
+ Nhận tiền thông qua ngân hàng/thẻ ATM: Việc triển khai việc nhận tiền chi trả thất nghiệp thông qua hình thức này đã giúp nhiều người lao động tiết kiệm được thời gian đi lại, tiền bạc, công sức của chính họ.

Có thể nhờ người khác nhận bảo hiểm thất nghiệp thay mình được hay không?

Tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP cũng quy định người lao động nếu thuộc một trong những trường hợp sau thì được ủy quyền thì được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện:
Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Như vậy, người lao động chỉ có thể nhờ cho người khác đi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc một trong những trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP trên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.