Vợ chồng ly hôn, con dưới 1 tuổi ở với ai?

02/03/2023
Vợ chồng ly hôn, con dưới 1 tuổi ở với ai?
378
Views

Xin chào Luật sư. Tôi và vợ đã kết hôn được 3 năm nay, khi bước vào hôn nhân nảy sinh nhiều mâu thuẫn, dù cả hai đã cố gắng dung hoà nhưng đều không quá kết quả, nay cả hai quyết định sẽ ly hôn để cho nhau một lối thoát. Chúng tôi có với nhau một người con, hiện nay cháu được 11 tháng tuổi, tôi thắc mắc rằng con dưới 1 tuổi có được ly hôn không? Trong trường hợp của tôi, vợ chồng ly hôn, con dưới 1 tuổi ở với ai, bởi cả hai chúng tôi đều muốn nuôi cháu. Mong được luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Con dưới 1 tuổi có được ly hôn không?

Theo nguyên tắc chung, ly hôn là quyền của nam nữ.

Khi đời sống hôn nhân giữa vợ chồng không có tiếng nói chung thì cả 2 vợ chồng hay những người thân thích khác theo quy định pháp luật đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Tuy nhiên, theo quy định Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của chồng trong trường hợp vợ đang mang thai hoặc sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trong trường hợp người vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 1 tuổi, pháp luật sẽ chỉ hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của chồng.

Vào thời điểm này, nếu chồng nộp đơn ly hôn đơn phương thì Tòa án sẽ không thụ lý đơn của chồng.

Pháp luật không có quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người vợ.

Nếu hai vợ chồng có con dưới 1 tuổi nhưng tự thỏa thuận được với nhau về việc chấm dứt mối quan hệ vợ chồng, về tài sản chung cũng như quyền nuôi con thì có thể yêu cầu tòa án công nhận thuận tình ly hôn khi con dưới 1 tuổi.

Còn trong trường hợp khi đang nuôi con dưới 1 tuổi thì vợ hoàn toàn có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn nếu có căn cứ.

Vợ chồng ly hôn, con dưới 1 tuổi ở với ai?
Vợ chồng ly hôn, con dưới 1 tuổi ở với ai?

Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì căn cứ đơn phương ly hôn bao gồm:

  • Căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình;
  • Vợ, chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng… làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Trình tự, thủ tục giải quyết ly hôn khi con dưới 1 tuổi

Về thủ tục ly hôn thì có thể thực hiện theo thủ tục ly hôn đơn phương (sau khi con trên 01 tuổi) hoặc thủ tục ly hôn thuận tình (khi hai vợ chồng thỏa thuận được với nhau và cùng yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn).

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

Về cơ bản, hồ sơ, giấy tờ trong trường hợp này cần phải chuẩn bị gồm:

  • Đơn ly hôn: Tùy theo là đơn phương ly hôn hay thuận tình ly hôn mà sẽ có những mẫu đơn phù hợp.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính). Nếu không có thì có thể liên hệ cơ quan có thẩm quyền để xin cấp bản sao;
  • Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
  • Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);
  • Sổ hộ khẩu (bảo sao có chứng thực);
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị xong giấy tờ, tài liệu có thể nộp trực tiếp tại Tòa án có thẩm quyền hoặc có thể nộp qua đường bưu điện:

  • Thuận tình ly hôn: Hai vợ chồng có thể thỏa thuận nơi nộp hồ sơ ly hôn thuận tình là Tòa án nơi cư trú hoặc làm việc của vợ/chồng.
  • Đơn phương ly hôn: Gửi đơn đến Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc (Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Bước 3: Tòa án xem xét và giải quyết

Sau khi xem xét hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý hoặc không.

Trong trường hợp từ chối, Tòa án sẽ nêu rõ lý do.

Thời gian này, các đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí; Tòa án tiến hành hòa giải…

Thông thường, căn cứ vào mức độ, tính chất của từng trường hợp, thời gian để giải quyết một vụ án đơn phương ly hôn có thể kéo dài từ 4 – 6 tháng và khoảng 2 – 3 tháng nếu là thuận tình ly hôn.

Bước 4: Tòa án ra bản án, quyết định

Kết quả của quá trình giải quyết ly hôn là bản án hoặc quyết định của Tòa án.

Quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt nếu bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật…

Vợ chồng ly hôn, con dưới 1 tuổi ở với ai?

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, cụ thể:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì quyền nuôi con sau khi ly hôn đối với con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng và quyền giáo dục con được pháp luật quy định như thế nào?

Tại Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng quy định:

– Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

– Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Bên cạnh đó, Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ và quyền giáo dục con như sau:

– Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.

– Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.

– Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Vợ chồng ly hôn, con dưới 1 tuổi ở với ai?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ tư vấn về lệ phí đăng ký lại khai sinh hiện nay. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là bao nhiêu?

Pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng là bao nhiêu; mà phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; và đương nhiên những chi phí này là chi phí hợp lý. Người nuôi dưỡng đưa ra những chứng từ, hóa đơn khống để tăng tiền cấp dưỡng nuôi con; nếu xét thấy những chi phí đó không hợp lý; thì Tòa sẽ không giải quyết.

Có bị tước quyền nuôi con khi ngoại tình không?

Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trường hợp người chồng ly hôn vì vợ ngoại tình, Toà án hôn nhân và gia đình không có chức năng xử lý về tội ngoại tình của người vợ, tuy nhiên toà có thể lấy yếu tố lỗi ngoại tình để chia cho người chồng phần tài sản nhiều hơn theo yếu tố trình bày ở trên là “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”

Ai được gửi đơn ly hôn đơn phương?

Khác với ly hôn thuận tình là có được sự đồng thuận của cả hai bên, ly hôn đơn phương là yêu cầu của một bên ly hôn. Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, đối tượng được yêu cầu ly hôn đơn phương là:
Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.