Sau khi nghỉ việc bao lâu thì làm bảo hiểm thất nghiệp?

02/03/2023
Sau khi nghỉ việc bao lâu thì làm bảo hiểm thất nghiệp
213
Views

Xin chào Luật sư. Tôi có làm việc trong một công ty sản xuất giày dép xuất khẩu tại khu vực Thủ Dầu Một, Bình Dương, nay do bận công việc cá nhân khác nên tôi quyết định nghỉ việc. Khi còn làm việc tại công ty tôi có tham gia bảo hiểm xã hội, tôi được người bạn nói rằng tôi có thể hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Tôi đã nghỉ việc được khoảng 1 tháng nay thì có thể nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp được hay không? Pháp luật quy định sau khi nghỉ việc bao lâu thì làm bảo hiểm thất nghiệp? Nếu quá thời gian nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp mà tôi không nộp hồ sơ hưởng thủ tục này thì số tiền có bị mất đi hay không? Mong được luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Sau khi nghỉ việc bao lâu thì làm bảo hiểm thất nghiệp

Để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp người lao động (NLĐ) cần làm hồ sơ hưởng trong thời gian quy định. Căn cứ theo Khoản 1, Điều 17, Nghị định 28/2015/NĐ-CP nêu rõ: 

“Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp”

Như vậy, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, người lao nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng BHTN, những hồ sơ nộp hưởng BHTN sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động sẽ bị cơ quan BHXH từ chối giải quyết. 

Phải đáp ứng những điều kiện nào để được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Theo quy định tại Điều 46 Luật Việc làm 2013 quy định về hưởng trợ cấp thất nghiệp cụ thể như sau:

Hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.

3. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Đồng thời, tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp cụ thể như sau:

Điều kiện hưởng

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.

Sau khi nghỉ việc bao lâu thì làm bảo hiểm thất nghiệp
Sau khi nghỉ việc bao lâu thì làm bảo hiểm thất nghiệp

Theo đó, người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ điều kiện sau:

– Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng, trước khi nghỉ việc…

– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ trừ các trường hợp như thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, bị tạm giam, chết…

Không lĩnh bảo hiểm thất nghiệp sau 3 tháng người lao động có mất tiền?

Bên cạnh việc giới hạn thời gian nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì thời gian nhận bảo hiểm thất nghiệp cũng bị giới hạn. Thời hạn lĩnh bảo hiểm thất nghiệp là trong khoảng thời gian 3 tháng kể từ ngày người lao động có quyết định được hưởng trợ cấp thất nghiệp từ cơ quan BHXH. 

Căn cứ quy định tại Khoản 6, Điều 18, Nghị định 28/2015/NĐ-CP giới hạn thời gian lĩnh bảo hiểm thất nghiệp như sau: 

“Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp và không thông báo bằng văn bản với cơ quan BHXH nơi đang hưởng thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng theo quy định”.

Theo đó, trong trường hợp người lao động nghỉ việc mà không lĩnh bảo hiểm thất nghiệp sau 3 tháng thì người lao động đó sẽ không được xét hưởng trợ cấp thất nghiệp trong đợt nghỉ việc đó. Tuy nhiên, họ sẽ không mất đi khoản tiền trợ cấp thất nghiệp này mà khoản tiền được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng theo quy định.

Như vậy, người lao động nghỉ việc không lãnh bảo hiểm thất nghiệp sau 3 tháng sẽ không bị mất tiền trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, sau 3 tháng nghỉ việc người lao động làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp sẽ không được cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo quy định.

Thời gian đóng BHTN được bảo lưu sẽ xác định theo Khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH:

Thời gian đóng BHTN được bảo lưu = Tổng thời gian đóng BHTN – Thời gian đóng BHTN đã hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. 

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Sau khi nghỉ việc bao lâu thì làm bảo hiểm thất nghiệp” hoặc các dịch vụ khác liên quan như dịch vụ xin xác nhận tình trạng hôn nhân nhanh chóng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp:

Nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp cần mang theo giấy tờ gì?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP, khi đi nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm, người lao động cần mang theo những giấy tờ sau:
1 – Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2 – Giấy tờ chứng minh chấm dứt hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động đã hết hạn; quyết định thôi việc, sa thải, thông báo chấm dứt hợp đồng lao động,…
Các giấy tờ này có thể là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao nhưng phải mang theo cả bản chính để đối chiếu.
3 – Bản chính sổ bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, người lao động còn phải mang theo giấy tờ tùy thân là Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu để nhân viên của trung tâm việc làm xác thực.

Nộp hồ sơ để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Người lao động nơi hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp được xác định là trung tâm dịch vụ việc làm.
Người lao động được nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp tại bất kì trung tâm dịch vụ việc làm nào mà mình muốn nhận.

Các chế độ nào được hưởng khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam?

Các chế độ được hưởng đó là:
– Trợ cấp thất nghiệp.
– Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
– Hỗ trợ Học nghề.
– Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.