Con 1 có đi nghĩa vụ không 2023?

07/04/2023
Con 1 có đi nghĩa vụ không 2023?
399
Views

Chào Luật sư, gia đình tôi chỉ có 02 mẹ con và hiện nay con trai tôi đã tròn 17 tuổi và đã đến tuổi phải đi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Luật sư có thể cho tôi hỏi con 1 có đi nghĩa vụ không 2023?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Những ai gia đình có con trai sẽ phải biết từ khoảng độ tuổi 17 là sẽ phải tiến hành đi khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự. Chính vì thế mà một trong những nỗi lo của nhiều gia đình có 01 người con trai chính là việc bị gọi đi nhập ngũ. Và để giảm thiểu nỗi lo lắng này bạn cần phải giải đáp câu hỏi khó khăn trên.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc con 1 có đi nghĩa vụ không 2023?. Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ gì?

Theo quy định tại Điều 4 Luật Nhập ngũ quân sự 2015 quy định về nghĩa vụ quân sự như sau:

– Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

– Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.

Các trường hợp không được tham gia nghĩa vụ quân sự tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:

– Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:

  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
  • Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

– Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Quy định về khám nghĩa vụ quân sự nhập ngũ tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về số lần, thời điểm gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong năm như sau:

Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 148/2018/TT-BQP  quy định về chỉ tiêu và thời gian tuyển quân như sau:

– Hằng năm, thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc gọi công dân nhập ngũ.

– Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định giao chỉ tiêu tuyển nhận công dân nhập ngũ đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng ở từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

Theo quy định tại Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân như sau:

– Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai theo quy định tại Điều 33 của Luật Nghĩa vụ quân sự do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Như vậy thông qua quy định này ta biết được hằng năm sẽ có một đợt khám nghĩa vụ tập trung từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Tuy nhiên nếu trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì sẽ có thêm cac đợt gọi khám tuyển nghĩa vụ quân sự thêm nhiều lần nữa.

Con 1 có đi nghĩa vụ không 2023?
Con 1 có đi nghĩa vụ không 2023?

Quy định về phân loại sức khỏe tuyển quân đi nghĩa vụ quân sự tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:

– Căn cứ phân loại sức khỏe: Theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 148/2018/TT-BQP.

– Cách cho điểm: Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 – 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:

  • Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;
  • Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;
  • Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;
  • Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;
  • Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;
  • Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.

– Cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự:

  • Mỗi chuyên khoa, sau khi khám xét, bác sỹ sẽ cho điểm vào cột “Điểm”; ở cột “Lý do” phải ghi tóm tắt lý do cho số điểm đó; ở cột “Ký”, bác sỹ khám phải ký và ghi rõ họ tên;
  • Phần kết luận, Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe căn cứ vào điểm đã cho ở từng chỉ tiêu để kết luận, phân loại sức khỏe theo đúng quy định, ghi bằng số và chữ (phần bằng chữ để ở trong ngoặc đơn);
  • Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe có trách nhiệm ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự sau khi kết luận;
  • Chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe được đóng dấu của cơ quan Chủ tịch Hội đồng; chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám phúc tra sức khỏe được đóng dấu của đơn vị quyết định thành lập Hội đồng khám phúc tra sức khỏe.

– Cách phân loại sức khỏe: Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:

  • Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
  • Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
  • Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
  • Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
  • Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
  • Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

– Một số điểm cần chú ý:

  • Trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở chỉ tiêu có điểm lớn nhất, phải viết chữ “T” vào phần phân loại sức khỏe;
  • Trường hợp nghi ngờ chưa thể cho điểm ngay được, Hội đồng khám sức khỏe có thể gửi công dân tới khám tại một bệnh viện để kết luận chính xác hơn;
  • Trường hợp chưa kết luận được thì gửi công dân đó đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất để khám và kết luận chẩn đoán. Thời gian tối đa từ 7 – 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết;
  • Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến các cơ sở y tế để điều trị.

Con 1 có đi nghĩa vụ không 2023?

Theo quy định tại Điều 14 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:

– Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về các trường hợp miễn gọi nghĩa vụ quân sự tại Việt Nam như sau:

– Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

– Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

– Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

– Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

Như vậy thông qua quy định trên ta thấy được, con 1 vẫn tham gia nghĩa vụ quân sự bình thường nếu bạn đáp ứng đủ các tiêu chí về tuyển quân đi nghĩa vụ quân sự.

Thẩm quyền cho phép không đi nghĩa vụ quân sự tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 42 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về thẩm quyền quyết định miễn gọi nhập ngũ như sau:

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ đối với công dân quy định tại Điều 41 của Luật nghĩa vụ quân sự 2015.

– Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ đối với công dân quy định tại khoản 4 Điều 4 của Luật nghĩa vụ quân sự 2015.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ mua bán đất đai đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ LSX

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Thời hạn cho thuê đất công ích tại Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về thủ tục ly hôn nhanh chóng. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự tại Việt Nam?

– Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự:
+ Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
+ Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên.
– Độ tuổi gọi nhập ngũ: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Chưa tốt nghiệp đại học có đi nghĩa vụ quân sự được không?

Theo quy định thì về mặt pháp luật, thì nếu bạn đang trong độ tuổi gọi nhập ngũ và đáp ứng đủ các tiêu chỉ tuyển quân thì cho dù bạn là người chưa tốt nghiệp đại học và thuộc đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ nhưng nếu bạn có mong muốn được đi nghĩa vụ quân sự thì vẫn được.

Yêu cầu đối với công dân khi đi kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự là gì?

– Phải xuất trình:
+ Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện;
+ Giấy chứng minh nhân dân;
+ Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
– Không uống rượu, bia hoặc dùng chất kích thích.
– Chấp hành nội quy khu vực khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe.
– Cấm các hành vi lợi dụng việc khám sức khỏe để trốn, tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

2.3/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Nghĩa vụ quân sự

Comments are closed.