Có thể xin đóng thêm bảo hiểm xã hội để nhận lương hưu cao không?

16/04/2022
Có thể xin đóng thêm bảo hiểm xã hội để nhận lương hưu cao không?
685
Views

Lương hưu là khoản lương do quỹ Bảo hiểm xã hội chi trả cho người lao động sau khi người lao động đã nghỉ hưu dựa trên cơ sở phí do người lao động đóng trong thời kỳ lao động. Bảo hiểm xã hội dựa trên cơ sở bảo đảm thay thế, bù đắp một phần thu nhập cho người lao động bị giảm; mất do một số nguyên nhân như: ốm đau, thai sản, quan hệ lao động trên cơ sở đóng phí vào quỹ Bảo hiểm xã hội. Bên cạnh việc bảo hiểm xã hội mang tính chất cộng đồng, chia sẻ; bảo hiểm xã hội chế độ hưu trí là chế độ việc chi trả cho người lao động dựa trên cơ sở đóng. Hay nói cách khác; đóng càng nhiều, lương hưu càng cao. Vậy có thể xin đóng thêm bảo hiểm xã hội để nhận lương hưu cao không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Lao động năm 2019

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Có thể xin đóng thêm bảo hiểm xã hội để nhận lương hưu cao không?

Cách xác định mức lương đóng bảo hiểm

Mức lương được sử dụng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương. Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019; tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Bên cạnh đó, mức lương sẽ có sự khác biệt đối với từng ngành nghề; công việc; chức danh hay lĩnh vực mà mỗi người theo đuổi. Tuy nhiên, mức lương cơ sở sẽ không được thấp hơn mức tổi thiểu do Nhà nước quy định. Mức lương tối thiểu vùng được xác định như sau:

Vùng I4.420.000 đồng/tháng
Vùng II3.920.000 đồng/tháng
Vùng III3.430.000 đồng/tháng
Vùng IV3.070.000 đồng/tháng

Bên cạnh đó, còn có một vấn đề cần quan tâm khi tính bảo hiểm xã hội. Đó là tiền lương được sử dụng để tính mức đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Và giữa tiền lương trong hợp đồng lao động và tiền lương thực nhận sẽ có sự khác biệt. Trong đó, tiền lương trong hợp đồng lao động sẽ là tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động do công việc mà họ thực hiện. Còn tiền lương thực nhận sẽ là tiền lương sau khi đã trừ hết các chi phí liên quan như phí đóng bảo hiểm xã hội, phí đóng bảo hiểm thất nghiệp,…

Mức đóng bảo hiểm bắt buộc hiện nay

Mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm mức đóng cho các loại bảo hiểm sau: hưu trí, ốm đau, thai sản, tai nạn – bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, y tế. Cụ thể:

Người sử dụng lao động:

  • Bảo hiểm xã hội chế độ hưu trí: 14%.
  • Bảo hiểm xã hội chế độ ốm đau – Thai sản: 3%.
  • Bảo hiểm xã hội chế độ tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp: 0.5%.
  • Bảo hiểm thất nghiệp: 1%.
  • Bảo hiểm y tế: 3%.

Người lao động:

  • Bảo hiểm xã hội chế độ hưu trí: 8%.
  • Bảo hiểm xã hội chế độ ốm đau – Thai sản:
  • Bảo hiểm xã hội chế độ tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp:
  • Bảo hiểm thất nghiệp: 1%.
  • Bảo hiểm y tế: 1.5%.

Cách tính mức đóng bảo hiểm xã hội

Theo đó, mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ được xác định như sau:

Số tiền đóng BHXH của người lao động = Tiền lương trong hợp đồng x 10.5%

Số tiền đóng BHXH của người sử dụng lao động = Tiền lương trong hợp động x 21.5%

Người sử dụng lao động gặp bất lợi gì khi người lao động đóng bảo hiểm ở mức cao hơn

Có thể thấy, cách tính số tiền đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương trong hợp đồng nhân với tỷ lệ. Trong đó, tỷ lệ là một hằng số cố định do Nhà nước đặt ra. Hay nói cách khác, để tăng mức đóng bảo hiểm xã hội; cách duy nhất là thay đổi mức lương mà cụ thể là tăng mức lương được ghi trong hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó, mức lương cao nhất được tính để đóng bảo hiểm xã hội là gấp 20 lần mức lương cơ sở (= 29.800.000 đồng); mức lương thấp nhất được tính để đóng bảo hiểm xã hội là 700.000 đồng . Vậy nên, mức đóng bảo hiểm xã hội cao nhất sẽ là:

Số tiền đóng BHXH cao nhất = 29.800.000 x 32% = 9.536.000 (đồng)

Số tiền đóng BHXH thấp nhất = 700.000 x 32% = 224.000 (đồng)

Tuy nhiên, căn cứ của việc quy định mức trần để áp dụng cho những trường hợp mức lương gấp 20 lần mức lương cơ sở. Nếu cứ áp dụng việc tính số tiền đóng bảo hiểm xã hội là 32% mức lương được ghi trong hợp đồng thì sẽ gây khó khăn trong việc chi trả lương cho người lao động sau này. Vậy nên, đặt ra mức trần cho việc đóng bảo hiểm xã hội.

Có thể xin đóng thêm bảo hiểm xã hội để nhận lương hưu cao không?

Trước hết, pháp luật Việt Nam không có quy định về việc người lao động và người sử dụng lao động không được thỏa thuận để đóng mức bảo hiểm xã hội cao hơn. Nhưng việc đóng bảo hiểm xã hội ở mức cao hơn sẽ kéo theo người sử dụng lao động phải đóng nhiều tiền hơn; đồng thời phải nâng cao mức lương hiện tại của người lao động. Chính vì vậy, mặc dù không cấm; nhưng có rất ít trường hợp có thể xin đóng thêm bảo hiểm xã hội để nhận lương hưu cao không.

Làm gì khi người sử dụng lao động không đồng ý đóng thêm bảo hiểm xã hội?

Bên cạnh bảo hiểm xã hội bắt buộc, Nhà nước còn có bảo hiểm xã hội tự nguyện; nhiều công ty ngoài Nhà nước cũng sẽ cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ. Vậy nên, nếu người sử dụng lao động không đồng ý đóng thêm bảo hiểm xã hội; người lao động có thể mua gói bảo hiểm ở công ty ngoài Nhà nước hoặc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Có thể xin đóng thêm bảo hiểm xã hội để nhận lương hưu cao không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Có thể đóng bảo hiểm xã hội ở mức cao hơn để nhận lương hưu cao hơn không?

Có thể đóng bảo hiểm xã hội ở mức cao hơn để nhận lương hưu cao hơn. Nhà nước không có quy định gì về vấn đề này; hay nói cách khác; Nhà nước khuyến khích tất cả những việc có lợi cho người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế, khá khó để thỏa thuận như vậy.

Những giải pháp khác để nhận lương hưu cao hơn khi nghỉ hưu?

Có 03 giải pháp có thể được lưu ý:
– Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện do Nhà nước cung cấp.
– Đăng ký gói bảo hiểm do công ty ngoài Nhà nước cung cấp.
– Tự mở sổ tiết kiệm trong ngân hàng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.