Có thể thỏa thuận nợ phí bảo hiểm nếu địa bàn áp dụng giãn cách

04/03/2022
Có thể thỏa thuận nợ phí bảo hiểm nếu địa bàn áp dụng giãn cách
354
Views

Ngày 28/02/2022, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 14/2022/TT-BTC sửa đổi Thông tư 50/2017/TT-BTC hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm. Theo đó nhiều nội dung về bảo hiểm có sự thay đổi và bổ sung. Trong đó có quy định về thỏa thuận nợ phí bảo hiểm nếu địa bàn áp dụng giãn cách. Vậy cụ thể việc này được quy định như thế nào? Điều kiện nào để có thể thỏa thuận nợ phí bảo hiểm? Luật sư X xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết “Có thể thỏa thuận nợ phí bảo hiểm nếu địa bàn áp dụng giãn cách”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 14/2022/TT-BTC

Phí bảo hiểm là gì?

Phí bảo hiểm được hiểu đơn giản là giá cả của dịch vụ bảo hiểm; là số tiền mà bên mua bảo hiểm phải trả theo hợp đồng. Điều này là để doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo cho họ trước các rủi ro.

Phí bảo hiểm có thể nộp một lần ngay sau khi ký hợp đồng; hoặc có thể nộp định kỳ hàng tháng/quý/ năm. Nộp một lần sau khi ký hợp đồng sẽ phải đóng góp ít hơn so với tổng số chi phí đóng góp hàng kỳ theo năm. Vì hiệu quả đầu tư của việc đóng phí một lần cao hơn; chi phí quản lý sẽ thấp hơn.

Phí bảo hiểm phụ thuộc vào từng loại bảo hiểm chứ không phải loại bảo hiểm nào cũng giống nhau. Các công ty bảo hiểm sẽ xem xét từng loại bảo hiểm cũng như khả năng bồi thường của từng loại bảo hiểm; nơi người mua bảo hiểm sinh sống; làm việc, kinh doanh; mức độ cạnh tranh mà doanh nghiệp bảo hiểm phải đối mặt trên thị trường,…

Tóm lại, có thể hiểu đơn giản rủi ro càng cao thì phí bảo hiểm càng đắt.

Thời hạn đóng phí bảo hiểm

Với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, thời hạn này được quy định như sau:

1. Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

2. Trong trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số lần phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng nếu thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới hai năm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Do đó thời hạn đóng phí sẽ do các bên thỏa thuận. Trường hợp đóng làm nhiều lần thì thời gian gia hạn đóng phí là 60 ngày. Điều này cho phép người mua bảo hiểm có thể chậm nộp phí trong vòng 60 ngày kể từ ngày đến hạn đóng phí. Trong khoảng thời gian này, hợp đồng được duy trì hiệu lực và toàn bộ quyền lợi vẫn được đảm bảo.

Có thể thỏa thuận nợ phí bảo hiểm nếu địa bàn áp dụng giãn cách

Ngày 28/02/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 14/2022/TT-BTC sửa đổi Thông tư 50/2017/TT-BTC hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Thông tư 14/2022/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Thông tư số 04/2021/TT-BTC quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 03/2021/NĐ-CP của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Theo đó, từ ngày 18/02/2022, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận thay đổi thời hạn thanh toán phí bảo hiểm hoặc thỏa thuận nợ phí bảo hiểm mà không cần tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh thanh toán phí bảo hiểm khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện. Cụ thể :

Quy định chung

– Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm (trụ sở chính; chi nhánh; văn phòng đại diện; địa điểm kinh doanh) tại địa điểm giãn cách xã hội, cách ly y tế, phong tỏa

Các địa phương áp dụng giãn cách xã hội căn cứ theo:

+Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng

+Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng

+Văn bản của cấp có thẩm quyền hoặc địa phương được xác định cấp độ dịch COVID-19

Các khu vực này phải có nguy cơ rất cao; nguy cơ cao theo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ.

– Bên mua bảo hiểm phát sinh nghĩa vụ thanh toán phí bảo hiểm trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2021 cho đến khi Thủ tướng công bố hết dịch COVID-19.

Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng.

Với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Thông tư mới quy định phí bảo hiểm của từng loại xe cơ giới tại Phụ lục I kèm theo. Chủ xe cơ giới và doanh nghiệp bảo hiểm cũng có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn bảo hiểm. Tương ứng thời gian xe cơ giới không tham gia giao thông; không hoạt động do áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đảm bảo phù hợp pháp luật kinh doanh bảo hiểm; pháp luật dân sự và quy định liên quan khi đáp ứng điều kiện như:

-Chủ xe cơ giới tại các địa phương áp dụng giãn cách xã hội theo quy định tại Chỉ thị số 15/CT-TTg, Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc các khu vực bị cách ly y tế, phong tỏa ổ dịch để kiểm soát dịch bệnh COVID-19 theo văn bản của cấp có thẩm quyền hoặc địa phương được xác định cấp độ dịch COVID-19 là nguy cơ rất cao, nguy cơ cao theo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2021 cho đến khi Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch COVID-19.

Cũng theo Thông tư, trong khoảng thời gian từ ngày 01/3/2021 cho đến khi Thủ tướng công bố hết dịch COVID-19, Hội đồng Quản lý Quỹ có thể đề xuất Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính xem xét, cho phép sử dụng số dư quỹ các năm trước cho các nội dung chi quy định; mức chi của từng nội dung này không vượt quá tỷ lệ quy định tương ứng với mức tối đa 1% theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Có thể thỏa thuận nợ phí bảo hiểm nếu địa bàn áp dụng giãn cách”. Với quy định này có thể giúp đỡ rất nhiều cho bên mua bảo hiểm và bên kinh doanh bảo hiểm trong tình hình dịch bệnh. Hi vọng rằng các kiến thức trên sẽ giúp ích cho quý độc giả. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Phí bảo hiểm bao gồm các loại nào?

Phí bảo hiểm bao gồm phí thuần và phụ phí. Trong đó:
– Phí thuần là khoản phí thu để công ty bảo hiểm đảm bảo chi trả cho các khoản tổn thất được bảo hiểm khi nó xảy ra.
– Phụ phí bao gồm:
Chi phí khai thác cho tuyên truyền, quảng cáo, môi giới, chi cho đại lý…
Chi phí quản lý hợp đồng: chi phí quản lý trong thời hạn hợp đồng đang thu phí và chi phí mà công ty bảo hiểm thu phí bảo hiểm.

Cách tính phí bảo hiểm như thế nào?

Có 2 cách tính phí bảo hiểm:
1.Phí bảo hiểm = Phí thuần + Phụ phí
Trong đó:
* Phụ phí = Chi phí kí kết hợp đồng + hoa hồng môi giới bảo hiểm + chi phí quản lí doanh nghiệp + thuế giá trị gia tăng – VAT (nếu có) + hoa hồng đại lí bán hàng + lợi nhuận để lại
(đối với bảo hiểm nhân thọ VAT = 0)
* Phí thuần = Tần suất xuất hiện tổn thất x Chi phí trung bình cho một tổn thất
Tần suất xuất hiện tổn thất = Số lượng tổn thất / Số lượng đơn vị rủi ro
Chi phí trung bình cho một tổn thất = Tổng giá trị các thiệt hại / Tổng số lượng các vụ tổn thất
2) Phí bảo hiểm = Tỉ lệ phí x Số tiền bảo hiểm

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.