Có thể miễn thuế hàng hoá tài trợ phòng, chống dịch hay không?

12/09/2021
Có thể miễn thuế hàng hoá tài trợ phòng, chống dịch hay không?
739
Views

Có thể miễn thuế hàng hoá tài trợ phòng, chống dịch hay không?

Chào Luật sư, trước tình hình dịch căng thẳng, tôi có ý định nhập khẩu một số hàng hoá từ nước ngoài để tài trợ cho Bộ y tế; những mặt hàng này trong nước chưa sản xuất được. Tuy nhiên, theo tôi được biết thuế nhập khẩu rất cao. Vậy, Có thể miễn thuế hàng hoá tài trợ phòng, chống dịch hay không?? Xin luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật quản lý thuế 2019

Nghị quyết số 106/NQ-CP

Thuế là gì?

Theo khoản 1 điều 3 Luật quản lý thuế 2019:

Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.”

Như vậy, thuế là một khoản nộp bắt buộc mà công dân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước; phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành; không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật.

Hàng hoá tài trợ phòng, chống dịch là gì?

Hàng hoá tài trợ phòng, chống dịch là hàng hóa của tổ chức; cá nhân Việt Nam tài trợ cho Chính phủ, Bộ Y tế, UBND các tỉnh; thành phố; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh; thành phố phục vụ công tác phòng; chống dịch COVID-19. Hàng hoá có thể là hàng hoá trong nước hoặc có thể nhập khẩu từ nước ngoài.

Hàng hoá tài trợ phòng, chống dịch có được miễn thuế không?

Ngày 11/09/2021, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 106/NQ-CP về chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để tài trợ phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó Nghị quyết số 106/NQ-CP, hàng hóa của tổ chức; cá nhân Việt Nam nhập khẩu để tài trợ cho Chính phủ; Bộ Y tế; UBND các tỉnh; thành phố; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố phục vụ công tác phòng; chống dịch COVID-19 được áp dụng chính sách thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng như hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.

Như vậy, Hàng hoá nhập khẩu tài trợ phòng, chống dịch được áp dụng chính sách miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng.

Hồ sơ, thủ tục áp dụng chính sách thuế

Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố ban hành văn bản phê duyệt, tiếp nhận hàng hóa nêu trên theo đề nghị của tổ chức; cá nhân; bảo đảm công khai; minh bạch; chặt chẽ; không để xảy ra việc trục lợi chính sách.

Cơ quan hải quan căn cứ văn bản phê duyệt của Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố thực hiện thủ tục không thu thuế nhập khẩu theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, không thu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Khoản 19 Điều 5 của Luật Thuế giá trị gia tăng, khoản 9 Điều 3 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP của Chính phủ, bảo đảm công khai, minh bạch, chặt chẽ, không để xảy ra việc trục lợi chính sách. Giao Bộ Tài chính hướng dẫn hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để tài trợ phòng, chống dịch COVID-19.

Thời hạn áp dụng chính sách thuế

Chính sách thuế được áp dụng từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành, tức là ngày 11/09/2021.

Chính sách thuế ưu đãi đối với đối tượng nêu trên được áp dụng cho đến khi có văn bản công bố hết dịch COVID-19 của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp nhập khẩu trước ngày 11/09/2021 có được hưởng chính sách thuế?

Theo Nghị quyết số 106/NQ-CP:

Các trường hợp hàng hóa đã nhập khẩu để tài trợ phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực, được Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố phê duyệt, tiếp nhận hàng hóa tài trợ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định như trên cũng được áp dụng chính sách thuế này.

Trường hợp đã nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng thì được xử lý số thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đã nộp theo quy định pháp luật quản lý thuế về xử lý tiền thuế nộp thừa.

Đại dịch COVID-19 đã và đang đe dọa an toàn sức khỏe nhân dân, làm xã hội xáo trộn; kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng; Rất nhiều gia đình, tổ chức bị ảnh hưởng nghiêm trọng Tấm lòng của những nhà hảo tâm và cộng đồng ủng hộ cho công tác phòng chống dịch Covid-19 cho công tác phòng chống, đẩy lùi dịch bệnh là hết sức thiết thực và đáng trân trọng. Những hành động thiết thực này sẽ tiếp thêm niềm tin, động lực để các nhân viên y tế cùng cả nước sớm vượt qua đại dịch.Do đó, Chính phủ đã miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng. Đây là một chính sách thể hiện tính nhân văn sâu sắc trong hoạt động quản lý thuế.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Có thể miễn thuế hàng hoá tài trợ phòng, chống dịch hay không? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Thuế VAT là gì

Thuế VAT (thuế giá trị gia tăng hay thuế GTGT) là loại thuế gián thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông cho đến khi tới tay người tiêu dùng.Thuế VAT là một trong những loại thuế quan trọng giúp cân bằng ngân sách nhà nước và đóng vai trò lớn trong xây dựng và phát triển đất nước.

Các mức thuế suất thuế nhập khẩu?

Theo quy định hiện tại, thuế suất của loại thuế này thường có 3 mức:
Thuế suất ưu đãi (đa phần hàng nhập từ các nước rơi vào loại này)
Thuế suất ưu đãi đặc biệt  (nếu hàng của bạn có Giấy chứng nhận xuất xứ hợp lệ)
Thuế suất thông thường (tính bằng 150% thuế suất ưu đãi)

Trường hợp nào được hoàn thuế VAT?

Trường hợp 1: Sau khi quyết toán thuế, phát hiện số tiền thuế VAT nộp thừa (doanh nghiệp đã nộp thuế GTGT).
Trường hợp 2: Số thuế VAT đầu vào lớn hơn đầu ra khi doanh nghiệp thực hiện quyết toán thuế GTGT định kỳ.
Trường hợp 3: Bị áp dụng sai về đối tượng nộp thuế hay mức thuế suất thuế GTGT.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận