Nuôi trồng thủy sản hiện nay ngày càng được quan tâm và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế đất nước. Nó góp phần không nhỏ vào việc cải thiện đời sống xã hội, đặc biệt là của người lao động, tạo ra nhiều việc làm có thu nhập cho người dân trong lĩnh vực gắn với ngành này. Quy định pháp luật về cơ sở sản xuất giống thuỷe sản như thế nào? Cơ sở sản xuất giống thủy sản có phải có hệ thống nước thải không? Bài viết của Luật sư 247 dưới đây sẽ cung cấp cho bạn hiểu rõ quy định pháp luật về cơ sở sản xuất giống thuỷ sản.
Căn cứ pháp lý
Quy định về điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
Theo quy định tại Điều 24 Luật thủy sản năm 2017, các tổ chức, cá nhân sản xuất giống thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, các tổ chức, cá nhân sản xuất giống thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với loài thủy sản; có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thủy sản mới nhập;
Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính Phủ cũng đã hướng dẫn về nội dung này cụ thể như sau:
- Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và hệ thống ao, bể, lồng bè bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; khu sinh hoạt bảo đảm tách biệt với khu vực sản xuất, ương dưỡng;
- Trang thiết bị bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng.
Thứ hai, các tổ chức, cá nhân sản xuất giống thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện phải có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học.
Thứ ba, các tổ chức, cá nhân sản xuất giống thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học.
Pháp luật quy định các tổ chức, cá nhân sản xuất giống thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, kiểm soát an toàn sinh học bao gồm các nội dung: Nước phục vụ sản xuất, ương dưỡng; giống thủy sản trong quá trình sản xuất; vệ sinh, thu gom và xử lý nước thải, chất thải; tiêu hủy xác động vật thủy sản chết hoặc nhiễm các bệnh phải tiêu hủy; kiểm soát giống thủy sản thoát ra môi trường bên ngoài, động vật gây hại xâm nhập vào cơ sở; thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
Đối với trường hợp sản xuất giống thủy sản bố mẹ phải có giống thủy sản thuần chủng hoặc giống thủy sản được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Theo giải thích tại Luật thủy sản năm 2017 thì việc ương dưỡng giống thủy sản là việc nuôi ấu trùng thủy sản qua các giai đoạn phát triển, hoàn thiện thành con giống. Các tổ chức, cá nhân ương dưỡng giống thủy sản sẽ được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện nêu trên. Việc được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sẽ giúp các chủ thể thực hiện việc ương dưỡng giống thủy sản theo đúng quy định của pháp luật và sẽ được pháp luật bảo vệ khi có các vấn đề xảy ra.
Cơ sở sản xuất giống thủy sản có phải có hệ thống nước thải không?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản như sau:
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau:
a) Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và hệ thống ao, bể, lồng bè bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; khu sinh hoạt bảo đảm tách biệt với khu vực sản xuất, ương dưỡng;
b) Trang thiết bị bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng.
2. Điểm c khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau:
Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, kiểm soát an toàn sinh học bao gồm các nội dung: Nước phục vụ sản xuất, ương dưỡng; giống thủy sản trong quá trình sản xuất; vệ sinh, thu gom và xử lý nước thải, chất thải; tiêu hủy xác động vật thủy sản chết hoặc nhiễm các bệnh phải tiêu hủy; kiểm soát giống thủy sản thoát ra môi trường bên ngoài, động vật gây hại xâm nhập vào cơ sở; thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
Cơ sở sản xuất giống thuỷ sản phải áp dụng ISO 9001 hoặc GMP?
Cơ sở sản xuất giống thủy sản phải đảm bảo các điều kiện như sau: Cơ sở vật chất gồm hệ thống xử lý nước cấp (ao hoặc bể chứa, lắng; hệ thống lọc nước), hệ thống thu gom và xử lý nước thải; hệ thống ao, bể cho sinh sản, ương nuôi ấu trùng; kho chứa nguyên vật liệu; hệ thống nuôi thức ăn tự nhiên (áp dụng đối với sản xuất giống giáp xác, nhuyễn thể và cá biển). Ngoài ra, trang thiết bị, dụng cụ phải làm bằng vật liệu không gỉ, dễ làm vệ sinh.
Đối với cơ sở sản xuất giống thủy sản nuôi chủ lực: Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng ISO 9001 hoặc GMP hoặc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế được Việt Nam thừa nhận; Đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản không thuộc quy định trên thì cơ sở xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng hoặc áp dụng hệ thống kiểm tra chất lượng ISO 9001 hoặc GMP hoặc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế được Việt Nam thừa nhận; Còn đối với cơ sở sản xuất giống thủy sản nuôi chủ lực và cơ sở ương dưỡng tôm sú, tôm thẻ chân trắng thì áp dụng hệ thống kiểm soát an toàn sinh học theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ NN&PTNT ban hành.
Đối với giống thủy sản bố mẹ, Tổng cục Thủy sản có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản. Còn cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp về giống thủy sản bố mẹ.
Mời bạn xem thêm:
- Khiếu nại tại tiếp dân thì bao lâu được giải quyết?
- Khiếu nại, tố cáo về môi trường được quy định ra sao?
- Hộ gia đình được miễn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Cơ sở sản xuất giống thủy sản có phải có hệ thống nước thải không?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: quyết toán thuế thu nhập cá nhân, khai hồ sơ quyết toán thuế thu nhập á nhân, khai quyết toán thuế sai,…Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 2 Điều 21 Nghị định 26/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 01.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 02.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Căn cứ Khoản 1 Điều 21 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản như sau:
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở như sau:
a) Tổng cục Thủy sản cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với giống thủy sản bố mẹ; kiểm tra duy trì điều kiện đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.