Khiếu nại, tố cáo về môi trường được quy định ra sao?

28/09/2022
Khiếu nại, tố cáo về môi trường được quy định ra sao?
237
Views

Hiện nay, môi trường đang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải y tế. Điều này xảy ra là do ý thức của con người còn yếu kém cũng như công tác quản lý, xử lý tình trạng ô nhiễm còn chưa thật sự tốt. Để giảm thiểu tình trạng này với những hành vi gây ô nhiễm môi trường người dân cần chung tay nâng cao ý thức và tiến hành khiếu nại, tố cáo khi phát hiện sai phạm. Vậy khiếu nại, tố cáo về môi trường được quy định ra sao? Luật sư 247 sẽ cung cấp cho quý độc giả quy định ở bài viết này.

Căn cứ pháp lý

Khiếu nại, tố cáo về môi trường được quy định ra sao?

Theo Điều 163 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về khiếu nại, tố cáo về môi trường như sau:

1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường được quy định thế nào?

Theo Điều 145 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường, cụ thể:

1. Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường là sản phẩm, dịch vụ được tạo ra từ các nguyên liệu, vật liệu, công nghệ sản xuất và quản lý thân thiện môi trường, giảm tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sử dụng, thải bỏ, bảo đảm an toàn cho môi trường, sức khỏe con người và được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hoặc công nhận.

2. Nhãn sinh thái Việt Nam là nhãn được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận cho sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường. Việc quan trắc, phân tích, đánh giá sự phù hợp để đối chứng với tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam đối với sản phẩm, dịch vụ phải được thực hiện bởi tổ chức quan trắc môi trường theo quy định của Luật này và tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, pháp luật về đo lường và pháp luật khác có liên quan.

3. Việt Nam công nhận sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường đã được tổ chức quốc tế, quốc gia ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau với Việt Nam chứng nhận.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Khiếu nại, tố cáo về môi trường được quy định ra sao?
Khiếu nại, tố cáo về môi trường được quy định ra sao?

Chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường quy định như thế nào?

Theo Điều 134 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường như sau:

1. Chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật này được tính căn cứ vào các nội dung sau đây:

a) Chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;

b) Chi phí xử lý, cải tạo môi trường;

c) Chi phí giảm thiểu, triệt tiêu nguồn gây thiệt hại hoặc tổ chức ứng phó sự cố môi trường;

d) Chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục bồi thường thiệt hại về môi trường;

đ) Tùy điều kiện cụ thể có thể áp dụng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này để tính chi phí thiệt hại về môi trường, làm căn cứ để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.

2. Chi phí bồi thường thiệt hại do tổ chức, cá nhân chi trả trực tiếp hoặc nộp về Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh để tổ chức chi trả.

Quy định về bảo vệ môi trường nông thôn như thế nào?

Theo Điều 58 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về bảo vệ môi trường nông thôn như sau:

Yêu cầu về bảo vệ môi trường nông thôn được quy định như sau:

  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, chế biến phải phù hợp với quy hoạch, tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh; chất thải phải được thu gom, tái sử dụng, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
  • Cụm dân cư nông thôn phải có hệ thống thoát nước và biện pháp xử lý nước thải phù hợp; điểm tập kết chất thải phải được bố trí hợp lý; không chăn, thả động vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng; khuyến khích hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường;
  • Cảnh quan, cây xanh, ao hồ, hệ sinh thái nước mặt; nguồn nước phải được giữ gìn, bảo vệ, phục hồi và cải tạo;
  • Chất thải phát sinh trên địa bàn nông thôn phải được quản lý theo quy định của pháp luật; chất thải sinh hoạt hữu cơ, chất thải từ chăn nuôi, chế biến và phụ phẩm nông nghiệp phải được thu hồi, tái sử dụng hoặc làm nguyên liệu sản xuất;
  • Chất lượng môi trường nông thôn phải được theo dõi, đánh giá; khu vực ô nhiễm phải được xác định, khoanh vùng, xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường và thực hiện biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường.

Trách nhiệm bảo vệ môi trường nông thôn được quy định như sau:

  • Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thống kê và quản lý các loại chất thải sinh hoạt, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát sinh trên địa bàn; tổ chức hoạt động giữ gìn vệ sinh, cải tạo cảnh quan nông thôn; quy định về hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường trên địa bàn nông thôn;
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bảo đảm tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường theo quy hoạch được phê duyệt; quản lý công tác thu gom và xử lý chất thải quy mô cấp huyện; đầu tư, nâng cấp hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn khu vực nông thôn; tổ chức theo dõi, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường; khoanh vùng, xử lý, cải tạo, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường tại các điểm, khu vực ô nhiễm trên địa bàn nông thôn;
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, bố trí nguồn lực thực hiện nội dung về bảo vệ môi trường nông thôn; chỉ đạo, tổ chức việc xử lý các loại chất thải phát sinh trên địa bàn nông thôn; ban hành, hướng dẫn áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động xử lý chất thải, xây dựng cảnh quan, bảo vệ môi trường nông thôn;
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung, tiêu chí về bảo vệ môi trường nông thôn, biện pháp thu gom và xử lý chất thải phù hợp, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, khắc phục ô nhiễm, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường nông thôn;
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, đề án, dự án, cơ chế, chính sách phát triển nông thôn gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu;
  • Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí về bảo vệ môi trường trong xây dựng và phát triển nông thôn.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Khiếu nại, tố cáo về môi trường được quy định ra sao?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: quyết toán thuế thu nhập cá nhân, khai hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân, khai quyết toán thuế sai,…Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp khiếu nại đã được thụ lý có được rút khiếu nại không?

Theo Điều 10 Luật khiếu nại 2011 có quy định rút khiếu nại như sau:
Người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại; việc rút khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; đơn xin rút khiếu nại phải gửi đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi nhận được đơn xin rút khiếu nại thì đình chỉ việc giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại.

 Người dưới 18 tuổi có thể tự mình khiếu nại hay không?

Tại Khoản 1 Điều 12 Luật khiếu nại 2011 quy định người khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Tự mình khiếu nại.
Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại;
Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;
b) Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
c) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
d) Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.