Nhiều người đặt ra câu hỏi là Cơ quan nhà nước có mã số thuế không? Pháp luật quy định có hai loại mã số thuế cơ bản là mã số thuế doanh nghiệp và mã số thuế cá nhân. Mỗi một doanh nghiệp, mỗi một cá nhân sẽ chỉ có duy nhất một mã số thuế trong suốt cuộc đời. Mời bạn đọc đón xem bài viết dưới đây của Luật sư 247 để nắm được quy định về mã số thuế.
Căn cứ pháp lý
Quy định về việc cấp mã số thuế năm 2022
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác chỉ được cấp 1 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động kể từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế, trong đó:
- Người nộp thuế có chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thuế thì được cấp mã số thuế phụ thuộc.
- Trong trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã thì mã số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã đồng thời là mã số thuế.
Cá nhân chỉ được cấp 1 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó, trong đó người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời cũng là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay được cấp mã số thuế nộp thay để thực hiện khai và nộp thuế thay cho người nộp thuế.
Mã số thuế đã cấp thì không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác.
Mã số thuế của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình, bán, tặng, cho hay thừa kế vẫn được giữ nguyên.
Mã số thuế cấp cho các hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đó.
Cơ quan nhà nước có mã số thuế không?
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại mã số thuế, tuy nhiên, người ta thường dựa trên tiêu chí đối tượng nộp thuế để phân loại mã số thuế. Theo đó, mã số thuế có thể phân thành 2 loại như sau:
Mã số thuế cho doanh nghiệp
Mã số thuế doanh nghiệp (mã số doanh nghiệp) là mã số thuế mà cơ quan quản lý thuế cấp cho các doanh nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ thuế.
Mã số thuế doanh nghiệp bao gồm mã số thuế của doanh nghiệp; mã số thuế của hộ kinh doanh; mã số thuế của văn phòng đại diện, chi nhánh (gọi chung là đơn vị trực thuộc), địa điểm kinh doanh có phát sinh nghĩa vụ khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
Mã số thuế cho cá nhân
Mã số thuế cho cá nhân là mã số thuế do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế là cá nhân khi họ có những khoản thu nhập phải chịu thuế đối với nhà nước.
Các khoản thu nhập phải chịu thuế có thể được phát sinh từ tiền lương, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng,…
Vì vậy, Cơ quan nhà nước không có mã số thuế.
Cơ quan nào cấp mã số thuế?
Hiện nay, do phân cấp quản lý giữa các cơ quan thuế nên mã số thuế sẽ do Cục thuế hoặc Chi cục thuế cấp tùy vào các trường hợp cụ thể.
- Cơ quan cấp mã số thuế doanh nghiệp
Mã số thuế doanh nghiệp do Cục thuế hoặc Chi cục thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở cấp. Cục thuế tỉnh, thành phố hay Chi cục thuế quận huyện thì còn phụ thuộc vào các yếu tố như sự phân cấp quản lý tại tỉnh, thành phố đó, địa điểm đặt trụ sở,…
- Cơ quan cấp mã số thuế cá nhân
Mã số thuế cho cá nhân sẽ được các cơ quan thuế sau đây cấp:
Cục thuế nơi cá nhân là người nước ngoài có hộ khẩu thường trú ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài để mua hàng hóa và sử dụng dịch vụ có thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam để sử dụng cho mục đích viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
Cục thuế trực tiếp quản lý đối với các cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán ở Việt Nam chi trả nhưng chưa khấu trừ thuế.
Cục thuế nơi phát sinh công việc đối với những cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các cá nhân, tổ chức chi trả từ nước ngoài.
Chi cục thuế nơi cá nhân đăng ký thường trú hay đăng ký tạm trú.
Khi đăng ký mã số thuế cho cá nhân, mã số thuế của người phụ thuộc các cá nhân có thể tự thực hiện đăng ký hoặc đăng ký thông qua tổ chức, doanh nghiệp.
Mã số thuế dùng để làm gì?
Theo Điều 35 Luật quản lý thuế 2019, mã số thuế được sử dụng như sau:
- Người nộp thuế phải ghi mã số thuế được cấp vào các hóa đơn, chứng từ hay tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, đăng ký tờ khai hải quan và thực hiện các giao dịch về thuế khác đối với toàn bộ các nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước, kể cả trong trường hợp người nộp thuế hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều địa bàn khác nhau.
- Người nộp thuế bắt buộc phải cung cấp mã số thuế cho các cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc ghi mã số thuế trên hồ sơ khi thực hiện các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông với cơ quan quản lý thuế.
- Cơ quan quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại phối hợp thu ngân sách nhà nước, tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế sử dụng mã số thuế của người nộp thuế trong quản lý thuế và thu thuế vào ngân sách nhà nước.
- Các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác phải ghi mã số thuế trong cả hồ sơ mở tài khoản và các chứng từ giao dịch qua tài khoản của người nộp thuế.
- Các tổ chức, cá nhân khác trong việc tham gia quản lý thuế sử dụng mã số thuế đã được cấp của người nộp thuế khi cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế.
- Khi bên Việt Nam chi trả tiền cho tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuyên biên giới dựa trên nền tảng trung gian kỹ thuật số không hiện diện ở Việt Nam thì phải sử dụng mã số thuế đã cấp cho các tổ chức, cá nhân này để khấu trừ, nộp thay.
- Khi mã số định danh cá nhân được cấp cho toàn bộ dân cư thì sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế.
Mời bạn xem thêm:
- Đăng ký cấp mã số thuế cá nhân theo quy định năm 2022
- Cấp mã số thuế cá nhân như thế nào năm 2022?
- Phần mềm đăng ký mã số thuế cá nhân hiện nay 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Cơ quan nhà nước có mã số thuế không?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Thành lập công ty, giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo điểm i khoản 1 Điều 2 Thông tư 95/2016/TT-BTC:
“…i) Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp hàng hóa, dịch vụ…”
Thì hộ kinh doanh là một trong những đối tượng phải nộp thuế, do đó, bắt buộc phải có mã số thuế.
Bước 1: Truy cập vào địa chỉ https://tncnonline.com.vn/
Bước 2: Nhập một trong số các thông tin sau: Mã số thuế công ty, tên doanh nghiệp, địa chỉ đăng ký kinh doanh, tên giám đốc của công ty (doanh nghiệp) cần tra cứu vào ô tìm kiếm. Sau đó nhấn nút tìm kiếm.
Bước 3: Sau khi hệ thống tra cứu xong, mọi thông tin mã số thuế doanh nghiệp sẽ hiển thị sẽ hiển thị ngay bên dưới.
Bước 1: Truy cập địa chỉ https://tncnonline.com.vn/tra-cuu-ma-so-thue-tncnonline.html
Bước 2: Nhập thông tin: Căn cước công dân (cccd) hoặc Chứng minh nhân dân (cmnd)
Bước 3: Sau khi hệ thống tra cứu xong, thông tin mã số thuế cá nhân sẽ hiển thị ngay bên dưới.