Mua phải mỹ phẩm giả có kiện được không?

08/08/2022
Mua phải mỹ phẩm giả có kiện được không?
490
Views

Dạ thưa Luật sư, tôi có mua tại cửa hàng chuyên bán đồ mỹ phẩm mới mở gần nhà tôi một hủ kem dưỡng mà tôi cũng thường xuyên sử dụng. Điều tôi không ngờ đến là khi tôi sử dụng sản phẩm lần này da mặt tôi lại bị kích ứng và khi tôi kiểm tra mã vạch thì phát hiện ra đây là hàng giả. Tôi muốn hỏi, liệu tôi có được phép kiện cửa hàng đó không? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp lý tại Luật sư 247. Với trường hợp của bạn, chúng tôi sẽ giải đáp thông qua bài viết dưới đây để giúp bạn hiểu rõ hơn quy định pháp luật cũng như lý giải được câu hỏi Mua mỹ phẩm giả có kiện được không. Mời bạn đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

Mỹ phẩm giả là gì?

Mỹ phẩm giả không chỉ xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của các thương hiệu, gây ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động kinh doanh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp mỹ phẩm chân chính; mà còn gây hại trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng. Do đó, pháp luật nghiêm cấm hành vi sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm giả. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, một số đối tượng bất chấp vi phạm.

Tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quy định về hàng giả. Căn cứ theo quy định này, mỹ phẩm giả có một trong các đặc điểm sau:

+ Mỹ phẩm giả có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của loại mỹ phẩm đó. Hoặc mỹ phẩm không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký.

+ Mỹ phẩm giả có thể có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của mỹ phẩm nhưng chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì của mỹ phẩm.

+ Mỹ phẩm có nhãn hoặc bao bì ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối mỹ phẩm khác; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch hoặc giả mạo bao bì mỹ phẩm của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp mỹ phẩm.

Trường hợp bị cấm khi kinh doanh hàng hóa

Căn cứ Khoản 1 Điều 10 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định các hành vi bị cấm:

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây:

a) Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp;

b) Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

c) Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Mua phải mỹ phẩm giả có kiện được không?
Mua phải mỹ phẩm giả có kiện được không?

Quyền lợi của người tiêu dùng

Tại Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quyền của người tiêu dùng được quy định:

1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Mua phải mỹ phẩm giả có kiện được không?

– Thương lượng, hòa giải: Mục 1 và Mục 2 Chương 4 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định, tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và người bán hàng có thể được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải.

Theo đó, người tiêu dùng có quyền gửi yêu cầu người bán hàng thương lượng khi cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Người bán hàng có trách nhiệm tiếp nhận, tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Ngoài ra, người bán hàng và người tiêu dùng có quyền thỏa thuận lựa chọn bên thứ ba là cá nhân hoặc tổ chức hòa giải để thực hiện việc hòa giải.

– Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của người tiêu dùng. Do đó, bạn có thể gửi khiếu nại tới một trong những cơ quan sau: Chi cục quản lý thị trường của địa phương; Thanh tra Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng; Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Người bán hàng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền theo quy định tại Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa.

– Khởi kiện tại tòa án: theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được giải quyết theo thủ tục quy định trong pháp luật về tố tụng dân sự khi đủ các điều kiện sau: cá nhân là người tiêu dùng khởi kiện; tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng bị khởi kiện; vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng; giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng.

Nếu có đủ căn cứ cho rằng việc sử dụng hàng giả, hàng kém chất lượng đã gây thiệt hại cho mình, bạn có thể khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm trên bồi thường thiệt hại.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Mua phải mỹ phẩm giả có kiện được không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; mẫu biên bản hủy hóa đơn giấy hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Mức phạt đối với việc bán mỹ phẩm, kem dưỡng da giả nhãn mác ?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều kiện mỹ phẩm lưu hành trên thị trường Việt Nam như thế nào?

Để lưu hành mỹ phẩm trên thị trường Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm cần phải công bố sản phẩm mỹ phẩm đến Cục Quản lý dược Việt Nam. Các nội dung phải công bố theo quy định tại Điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BYT theo phụ lục số 01-MP, bao gồm:
Tên nhãn hàng và tên sản phẩm
Thông tin về nhà sản xuất/đóng gói
Thông tin về tổ chức/cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường
Thông tin về người đại diện pháp luật của công ty
Thông tin về công ty nhập khẩu
Danh sách thành phần
Cam kết

Những điểm nào cần lưu ý khi quảng cáo mỹ phẩm?

Việc quảng cáo là hình thức truyền tải nội dung, thông tin về sản phẩm đến người tiêu dùng. Quảng cáo mỹ phẩm các doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau đây:
Nội dung quảng cáo phải có đầy đủ các thông tin về tên sản phẩm, tính năng, dụng của sản phẩm, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, lưu ý khi sử dụng sản phẩm.
Các đơn vị chỉ được phép quảng cáo khi có phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo
Nội dung quảng cáo mỹ phẩm có thể thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng
Nội dung quảng cáo phải phù hợp với các tài liệu chứng minh tính an toàn và hiệu quả của mỹ phẩm và phải tuân thủ theo hướng dẫn về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm của ASEAN.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.