Việc nuôi con là nghĩa vụ cha mẹ; cha mẹ sẽ phải đảm bảo các điều kiện để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho con. Sau khi ly hôn đứa trẻ sẽ là người phải chịu thiệt thòi vì không nhận được sự quan tâm; chăm sóc của cả cha lẫn mẹ. Tuy nhiên; sau ly hôn việc trực tiếp nuôi con sẽ được giao cho người vợ hoặc chồng. Nhưng nếu vì những lý do không đảm bảo cho sự phát triển của con thì có được thay đổi quyền nuôi con không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Nội dung tư vấn
Có được thay đổi quyền nuôi con vì chồng cũ từng đi tù không?
Theo Khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Nếu hai bên có thỏa thuận với nhau về quyết định thay đổi quyền nuôi con thì Tòa án sẽ tiến hành giải quyết. Việc thay đổi này phải xuất phát từ sự tự nguyện; lợi ích của con và phải được lập thành văn bản.
Tuy nhiên; với những trường hợp không thỏa thuận được thì cần phải có căn cứ chứng minh người đang nuôi con không có đủ điều kiện; hoặc việc nuôi dưỡng không được đảm bảo; ảnh hưởng đến sự phát triển của con; thì có thể tiến hành thay đổi người nuôi con.
Do đó; với trường hợp chồng cũ từng đi tù để có thể thay đổi quyền nuôi con; vợ phải chứng minh việc chồng cũ từng đi tù ảnh hưởng đến sự phát triển của con; hoặc người chồng không có đủ điều kiện để nuôi dưỡng; đảm bảo các quyền và lợi ích của con.
Bên cạnh đó; trong trường hợp con trên 07 tuổi thì việc thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng sẽ phải xem xét nguyện vọng của con.
Thủ tục để thay đổi người trực tiếp nuôi con
Bước 1. Cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Đơn khởi kiện giành lại quyền nuôi con
- Quyết định; bản án ly hôn
- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân có giá trị thay thế;
- Bản sao sổ hộ khẩu;
- Giấy khai sinh của con;
- Các chứng cứ chứng minh về việc muốn thay đổi quyền trực tiếp nuôi con.
Bước 2. Nộp hồ sơ đến tòa án nhân quận/huyện nơi chồng cũ đang sinh sống.
Bước 3. Tòa án xem xét đơn khởi kiện
Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ; thì Tòa án yêu cầu người nộp đơn khởi kiện bổ sung hồ sơ trong thời hạn do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng. Trừ trường hợp đặc biệt có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.
Trong trường hợp xét thấy hồ sơ đầy đủ hợp lệ; Tòa án sẽ ra thông báo người có yêu cầu giành lại quyền nuôi con khi nộp tiền tạm ứng án phí rồi vào sổ thụ lý vụ án.
Bước 4. Tòa án giải quyết đơn khởi kiện
Trước hết; Tòa án sẽ tạo điều kiện cho hai bên thỏa thuận; nếu hai bên đã tiến hành thỏa thuận được; Tòa sẽ tiến hành lập biên bản hòa giải thánh.
Trong thời hạn 07 ngày; kể từ ngày biên bản hòa giải thành được lập mà hai bên không thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận này thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận.
Trong trường hợp; không thể thỏa thuận; tòa án mở phiên tòa xét xử. Dựa trên việc xem xét các chứng cứ nếu thấy đủ căn cứ chồng cũ không đủ điều kiện nuôi con thì Hội đồng xét xử sẽ quyết định giao con cho vợ trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng.
Mời bạn đọc xem thêm
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Có được thay đổi quyền nuôi con vì chồng cũ từng đi tù không?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Lệ phí giành quyền nuôi con được ban kèm Nghị quyết 326/2016/UBTVQH; án phí sơ thẩm đối với tranh chấp giành lại quyền nuôi con khi vợ tái hôn là 300.000 đồng (trừ trường hợp bạn được miễn,giảm nộp tiền án phí theo Điều 12 Nghị quyết 326/2016).
Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
– Người thân thích;
– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
– Hội liên hiệp phụ nữ.
Để phát sing nghĩa vụ cấp dưỡng người cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng cần đảm bảo:
– Có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng;
– Không cùng sống chung với nhau hoặc người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên; hoặc là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu.