Xin chào luật sư. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Lục Ngạn – Bắc Giang. Nơi đây vốn được biết đến với vải thiều đặc sản và có sử dụng trong hoạt động xuất khẩu. Gần đây tôi thấy xuất hiện tình trạng các thương nhân dùng vải xuất xứ từ nơi khác và gán “mác” vải thiều Lục Ngạn với hy vọng bán được nhiều sản phẩm từ loại vải được người tiêu dùng ưa chuộng này. Tôi muốn hỏi về trường hợp sử dụng tên của sản vật nổi tiếng cho sản phẩm của mình như vậy có vi phạm pháp luật hay không? Và nếu có thì quy định xử phạt như thế nào? Rất mong luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019;
- Nghị định 99/2013/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Sử dụng tên của sản vật nổi tiếng là vi phạm quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Lục Ngạn” cho sản phẩm vải thiều: Vải thiều Lục Ngạn có vị đặc trưng.
Thương hiệu Vải thiều Lục Ngạn đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam vào năm 2008. Do vậy những hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đều là những hành vi vi phạm pháp luật và bị nghiêm cấm. Chỉ dẫn địa lý được hiểu là thông tin về nguồn gốc của hàng hoá: từ ngữ; dấu hiệu; biểu tượng; hình ảnh để chỉ: một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương mà hàng hoá được sản xuất ra từ đó. Chất lượng, uy tín, danh tiếng của hàng hoá là do nguồn gốc địa lý tạo nên.
Thế nào là hành vi xâm phạm quyền khi sử dụng tên của sản vật nổi tiếng được bảo hộ chỉ dẫn địa lý?
Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được thể hiện dưới nhãn hiệu gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương diện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biểu hiện, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ đẫn được bảo hộ.
Hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ khi việc làm đó sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó.
Sử dụng tên của sản vật nổi tiếng được bảo hộ chỉ dẫn địa lý bị xử lý như thế nào?
Xử lý hành chính
Quy định tại Nghị định 99/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, mức phạt tối đa cho hành vi vi phạm áp dụng đối với tổ chức vi phạm là 500 triệu đồng và đối với cá nhân là 250 triệu đồng, áp dụng hình phạt bổ sung là tich thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạ và đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng.
Xử lý hình sự
Cơ quan chức năng cũng có thể áp dụng chế tài hình sự. Theo quy định tại Điều 171 Bộ Luật hình sự khi hành vi vi phạm có quy mô thương mại. Người cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm. Trường hợp nặng hơn, mức phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Đồng thời, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Có thể bạn quan tâm:
Thông tin liên hệ Luật Sư 247
Trên đây là nội dung tư vấn về Có được sử dụng tên của sản vật nổi tiếng cho sản phẩm của mình? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0936.408.102.
Câu hỏi thường gặp
Mật ong Bắc Giang, gốm Bát Tràng; húng Láng (làng Láng, Hà Nội); bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ); bánh đậu xanh Hải Dương; dưa gang Hòa Vang (Đà Nẵng); nón lá Huế; hành tỏi Lý Sơn (Quảng Ngãi); bánh tráng phơi sương Tây Ninh; hạt tiêu Phú Quốc; nước mắm Phú Quốc…
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
– Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
– Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ; đã bị chấm dứt bảo hộ. Hoặc không còn được sử dụng;
– Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ. Nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện; sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;
– Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng; hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Nếu việc sử dụng đó không thuộc trường hợp: Sử dụng một cách trung thực tên người; dấu hiệu mô tả chủng loại, số lượng, chất lượng, công dụng, giá trị; nguồn gốc địa lý; và các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.