Có được miễn trách nhiệm thương mại do dịch không?

08/10/2021
651
Views

Nói đến hợp đồng là nói đến hiệu lực hợp đồng, thực hiện hợp đồng và trách nhiệm pháp lý của các bên khi vi phạm hợp đồng. Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi đối với chủ thể không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật, bên vi phạm hợp đồng phải chịu hậu quả bất lợi tương ứng với mức độ hành vi vi phạm đó gây ra. Tuy nhiên, dịch bệnh là sự kiện bất khả kháng không thể lường trước được. Vậy Có được miễn trách nhiệm vi phạm hợp đòng thương mại do dịch không?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Hợp đồng thương mại là gì?

Mặc dù trong Luật thương mại không có quy định cụ thể về hợp đồng thương mại; mà chỉ quy định: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại; và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005); nhưng có thể hiểu khái niệm về hợp đồng thương mại như sau:

Hợp đồng thương mại là một loại hợp đồng mà hình thức pháp lý của hành vi thương mại; là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (ít nhất một trong các bên phải là thương nhân; hoặc các chủ thể có tư cách thương nhân) nhằm xác lập, thay đổi; chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại.

Miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng thương mại là gì?

Chế định miễn trách khi vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng thương mại theo Luật thương mại 2005; được hiểu là bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thương mại sẽ không bị áp dụng các chế tài; mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại.

Về bản chất; các trường hợp miễn trách nhiệm hợp đồng là những trường hợp loại trừ yếu tố lỗi của bên vi phạm. Cơ sở để miễn trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng; chính là ở chỗ họ không có lỗi khi không thực hiện; thực hiện không đúng hợp đồng. Nếu bên vi phạm hợp đồng có khả năng lựa chọn xử sự nào khác ngoài xử sự gây thiệt hại; mà không lựa chọn thì bị coi là có lỗi và ngược lại; nếu không có khả năng lựa chọn xử sự nào khác; thì được coi là không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.

Mặt khác, theo Khoản 2 Điều 294 Luật thương mại 2005 quy định: “Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm”. Ngoài ra; khi sảy ra tình trạng miễn trách nhiệm hợp đồng, bên vi phạm hợp đồng còn phải thông báo ngay (bằng văn bản) cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm; và hậu quả có thể sảy ra. Nếu bên vi phạm không thông báo; hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.

Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại

Căn cứ Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005; Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại bao gồm:

  • Do các bên thỏa thuận
  • Trường hợp do sự kiện bất khả kháng
  • Trường hợp hành vi vi phạm của một bên do lỗi của bên kia
  • Trường hợp vi phạm do chấp hành quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Việc quy định các trường hợp miễn trừ trách nhiệm; đối với hành vi vi phạm trong hợp đồng thương mại có ý nghĩa rất quan trọng; trong việc đảm bảo quyền lợi cho các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng thương mại. Trước hết; là tôn trọng ý chí tự nguyện của các bên khi các bên tự thỏa thuận về việc miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng. Bên cạnh đó, bảo vệ công bằng và lợi ích cho bên chủ thể bị vi phạm; khi vì những nguyên nhân khách quan mà dẫn đến vi phạm nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng; đồng thời góp phần điều tiết lợi ích, bảo vệ quyền; và lời ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại; và góp phần đảm bảo trật tự vận hành của nền kinh tế.

Có được miễn trách nhiệm thương mại do dịch không?

Khái niệm “Sự kiện bất khả kháng” theo Điều 156 BLDS 2015: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép

Theo đó, để một sự kiện được coi là sự kiện bất khả kháng trong thương mại; thì nó phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

  • Một là, đây phải là một sự kiện khách quan; việc xảy ra không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người; hay nói cách khác; điều này xảy ra hoàn toàn do có yếu tố tác động từ bên ngoài; nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên trong hợp đồng.
  • Hai là, phải là sự kiện “không thể lường trước được”.
  • Ba là, hậu quả của sự kiện đó phải là không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết; và khả năng cho phép.

Nếu hợp đồng ghi nhận thỏa thuận ‘dịch bệnh’ là ‘sự kiện bất khả kháng’; thì hai bên có nghĩa vụ tuân thủ thỏa thuận trong hợp đồng và các quy định của Luật Thương mại về miễn trừ trách nhiệm đối với sự kiện bất khả kháng (kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng).

Nếu hợp đồng không có thỏa thuận ‘dịch bệnh’ là ‘sự kiện bất khả kháng’; thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ xem xét 03 yếu tố của ‘sự kiện bất khả kháng’; quy định tại Điều 156.1 Bộ luật Dân sự năm 2015. Tùy từng trường hợp mà nội dung tranh chấp có được xem là ‘sự kiện bất khả kháng’ hay không. Lý do là yếu tố ‘không thể khắc phục được’ cần phải xem xét từng trường hợp, hoàn cảnh cụ thể.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Có được miễn trách nhiệm thương mại do dịch không? Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hệ quả khi xảy ra sự kiện bất khả kháng?

Thông thường, khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, hệ quả của nó sẽ là miễn trừ trách nhiệm đối với bên có nghĩa vụ (bên có nghĩa vụ không phải bồi thường).  Tuy nhiên, các bên vẫn có thể thỏa thuận hệ quả ngược lại, cụ thể là bên có nghĩa vụ vẫn phải bồi thường, tùy vào nhu cầu cụ thể của các bên khi tham gia hợp đồng.

Vi phạm hợp đồng về thời gian cung cấp dịch vụ du lịch trong mùa dịch Covid-19 thì có được miễn trách nhiệm không?

Hợp đồng đã ký trước khi xuất hiện dịch bệnh nhưng đến thời điểm khởi hành tour thì công ty du lịch không thể tiến hành do cơ quan chức năng yêu cầu tạm dừng khai thác khách du lịch và lệnh hạn chế nhập cảnh của quốc gia X.Trường hợp này được xem là ‘sự kiện bất khả kháng’ do ‘không thể khắc phục được’.

Miễn trách nhiệm hợp đồng trong kinh doanh là gì?

Miễn trách nhiệm hợp đồng trong kinh doanh, thương mại là việc bên vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng thương mại không phải chịu trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời