Có được đóng bảo hiểm xã hội nhiều hơn để hưởng lương hưu cao?

19/08/2021
Có được đóng bảo hiểm xã hội nhiều hơn để hưởng lương hưu cao?
708
Views

Vấn đề bảo hiểm xã hội luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là với đối tượng người lao động, vấn đề đóng bảo hiểm xã hội còn có thể ảnh hưởng tới lương hưu sau này. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi nhận được rất nhiều thắc mắc có liên quan. Cụ thể có câu hỏi như sau:

“Chào Luật sư, tôi hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Hiện nay, tiền lương hằng tháng của tôi là 12 triệu đồng, nhưng công ty chỉ đóng bảo hiểm xã hội cho tôi với mức lương là 6 triệu đồng. Tôi có thể đóng bảo hiểm xã hội ở mức nhiều hơn để sau này về già được hưởng lương hưu cao hơn hay không? Mong được Luật Sư 247 giải đáp, tôi cảm ơn.”

Căn cứ pháp lý

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Bảo hiểm xã hội là gì

Bảo hiểm xã hội được hiểu là sự bảo đảm thay thế; hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động; khi họ bị giảm; hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động; hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Chế độ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được quy định như thế nào?

Căn cứ vào điều 89 thì đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương; do người sử dụng lao động quyết định; thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương; và phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Theo đó, công ty buộc phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động; theo mức tiền lương nêu trên. Trường hợp tiền lương đóng bảo hiểm xã hội công ty kê khai thấp hơn thực tế; thì người lao động cần phải yêu cầu công ty thực hiện đúng; nhằm bảo đảm được quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Có được đóng bảo hiểm xã hội nhiều hơn để hưởng lương hưu cao?

Theo khoản 2 điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định; tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Do đó; công ty buộc phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động theo mức tiền lương nêu trên. Trường hợp tiền lương đóng bảo hiểm xã hội công ty kê khai thấp hơn thực tế thì người lao động cần phải yêu cầu công ty thực hiện đúng nhằm bảo đảm được quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Đối với trường hợp công ty đã đóng bảo hiểm xã hội với mức tiền lương thực tế của người lao động mà người lao động muốn đóng thêm để sau này được hưởng lương hưu cao hơn; người lao động cần thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc tăng lương cho mình.

Lưu ý gì khi đóng bảo hiểm xã hội

Theo khoản 3 điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; trường hợp tiền lương tháng cao hơn 20 lần mức lương cơ sở (20 lần mức lương cơ sở hiện nay là 29,8 triệu đồng); thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Căn cứ khoản 1 điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn; và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Có được đóng bảo hiểm xã hội nhiều hơn để hưởng lương hưu cao?“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Quy định về trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động?

Thân nhân NLĐ được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng NLĐ bị chết; và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– NLĐ đang làm việc bị chết do TNLĐ, BNN;
– NLĐ bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do TNLĐ, BNN;
– NLĐ bị chết trong thời gian điều trị thương tật; bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Các loại bảo hiểm xã hội?

• BHXH bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
• BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Các chế độ bảo hiểm xã hội?

BHXH bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.
BHXH tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Để lại một bình luận