Có được cho người khác vay tiền ngoại tệ không?

25/09/2022
Có được cho người khác vay tiền ngoại tệ không?
410
Views

Chào Luật sư, tôi có em gái mới từ Mỹ về chơi. Em gái tôi có mở quán ăn nên kinh doanh làm ăn cũng tốt. Em tôi hay gửi tiền về nước để cho hàng xóm vay. Hôm qua, một người quen gần nhà đến vay tiền. Em tôi nói chỉ có tiền đô la chưa đi đổi nên không thể cho vay được. Họ nói cần gấp và hứa tự đi đổi nên em tôi cũng chấp nhận. Tuy nhiên tôi nghe được thông tin không được cho vay tiền ngoại tệ. Có được cho người khác vay tiền ngoại tệ không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề trên, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Hợp đồng vay tài sản là gì?

Căn cứ Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:

Tài sản

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Căn cứ Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:

Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Có được cho người khác vay tiền ngoại tệ không?
Të ngày 31-3, chÉ nhïng doanh nghiÇp có nhu c§u thanh toán b±ng ngo¡i tÇ mÛi °ãc ngân hàng cho vay ngo¡i tÇ ¢nh: TTD

Giao dịch vay tiền giữa hai cá nhân có được sử dụng ngoại tệ không?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định về nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam như sau:

Nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam

Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.

Căn cứ Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định về các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam như sau:

Các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam

1. Cơ quan hải quan, công an, bộ đội biên phòng và các cơ quan Nhà nước khác tại các cửa khẩu của Việt Nam và kho ngoại quan được niêm yết bằng ngoại tệ và thu bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt từ người không cư trú đối với các loại thuế, phí thị thực xuất nhập cảnh, phí cung ứng dịch vụ và các loại phí, lệ phí khác theo quy định của pháp luật.

2. Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng được phép) được giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận bằng ngoại hối trong phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối được giao dịch và niêm yết bằng ngoại tệ trong phạm vi cung ứng dịch vụ ngoại hối đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện theo quy định của pháp luật.

Theo đó, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối theo quy định tại Điều 4 nêu trên thì mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.

Như vậy, giao dịch vay tiền giữa bạn và bạn của bạn không thuộc các trường hợp được sử dụng ngoại hối nêu trên. Do đó, giao dịch cho vay tiền này không được sử dụng ngoại tệ.

Có được cho người khác vay tiền ngoại tệ không?

“Điều 22. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối

Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”

Hợp đồng vay tiền này có bên vay là chị A (là người Việt Nam). Căn cứ quy định trên, hợp đồng vay tiền này nếu thực hiện hiện trên lãnh thổ Việt Nam thì không được thỏa thuận số tiền vay bằng USD.

Trường hợp vi phạm quy định nêu trên thì sẽ bị xử phạt theo Nghị định 88/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 23. Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

n) Giao dịch, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hoá, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật;”

Đối với hành vi này thì không có quy định hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu ngoại tệ.

Hợp đồng cho vay tiền bằng ngoại tệ có thể được công chứng hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng như sau:

1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Căn cứ Điều 7 Luật Công chứng 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây:

b) Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;

Như vậy, pháp luật không cho phép vay tiền bằng ngoại tệ nên hợp đồng cho vay tiền của bạn sẽ không được công chứng vì vi phạm điều cấm được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 nêu trên.

Có được cho người khác vay tiền ngoại tệ không?
Có được cho người khác vay tiền ngoại tệ không?

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Có được cho người khác vay tiền ngoại tệ không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội hay tìm hiểu về thủ tục làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Mang theo ngoại tệ trong người có phạm luật hay không?

Theo quy định tại Điều 22 PLNH, Điều 29 Nghị định 160/2006/NĐ-CP thì trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp pháp luật cho phép cá nhân, tổ chức thực hiện các giao dịch, hoạt động liên quan đến ngoại hối.
Cụ thể, theo Điều 24 Pháp lệnh Ngoại hối (PLNH), hướng dẫn tại Điều 8, Điều 29, Điều 32 Nghị định 160/2006/NĐ-CP thì người cư trú, người không cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được quyền cất giữ, mang theo người, cho, tặng, thừa kế, bán cho tổ chức tín dụng được phép, chuyển, mang ra nước ngoài phục vụ các mục đích hợp pháp và thanh toán cho các đối tượng được thu ngoại tệ.

Cho vay, cho thuê tài chính hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ bị phạt bao nhiêu?

Đồng thời, phạt tiền từ 50 triệu đồng – 100 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong các hoạt động: Cho vay, cho thuê tài chính hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ; chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài và vào Việt Nam; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ với người nước ngoài; mua, bán, thanh toán ngoại tệ; kinh doanh, mua, bán vàng; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng vàng với nhau.

Phân biệt ngoại tệ và ngoại hối hiện nay như thế nào?

Ngoại hối là thuật ngữ dùng để chỉ các phương tiện thanh toán trong giao dịch quốc tế, bao gồm các phương tiện sau:
Ngoại tệ;
Chứng từ có giá: Trái phiếu chính phủ, cổ phiếu..;
Vàng;
Công cụ thanh toán ngoại tệ: Séc, hối phiếu,..
Phân biệt ngoại hối và ngoại tệ:
Bản chất: Ngoại hối chỉ các phương tiện thanh toán, có bao gồm ngoại tệ.
Ngoại tệ chỉ các đồng tiền quốc gia, đồng tiền chung.
Phạm vi: Ngoại hối rộng hơn ngoại tệ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác · Luật khác

Comments are closed.