Có con với người khác trong khi chưa ly hôn có vi phạm pháp luật?

25/07/2022
Có con với người khác trong khi chưa ly hôn có vi phạm pháp luật?
460
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi có con với người đã có vợ nhưng chúng tôi không kết hôn, do anh ta chỉ ly thân với vợ cũ. Luật su cho tôi hỏi ràng trong sự việc này, có con với người khác trong khi chưa ly hôn có vi phạm pháp luật? Xác định cha mẹ con thế nào khi chưa ly hôn đã có con riêng? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Có con với người khác trong khi chưa ly hôn có vi phạm pháp luật?

Điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:

2. Cấm các hành vi sau đây:

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

Theo quy định này, Luật cấm người chưa có vợ, chưa có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đã có vợ, có chồng và ngược lại, người đã có vợ, có chồng cũng không được chung sống như vợ chồng hoặc kết hôn với người khác.

Đồng thời, theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 01 năm 2001, chung sống như vợ chồng được hiểu là người có vợ hoặc có chồng sống với người khác và có các minh chứng:

– Chung sống một cách công khai hoặc không công khai nhưng sinh hoạt như một gia đình.

– Có con chung.

– Được hàng xóm và xã hội coi như vợ chồng.

– Có tài sản chung.

Do vậy, việc có con riêng khi chưa ly hôn là một trong các minh chứng cho việc chung sống với nhau như vợ chồng. Ngoài việc có con riêng, nếu có thêm các minh chứng khác theo hướng dẫn nêu trên thì có thể bị xử lý về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Theo đó, nếu vi phạm thì người vi phạm có thể bị xử lý như sau:

Thứ nhất: Xử phạt vi phạm hành chính.

Hành vi sống chung như vợ chồng với người đã có gia đình, có thể bị xử lý vi phạm hành chính. Căn cứ quy định khoản 1 – Điều 59 – Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ Tư pháp, Hành chính Tư pháp, Hôn nhân và Gia đình, Thi hành án Dân sự, Phá sản Doanh nghiệp, Hợp tác xã, như sau:

Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

Có con với người khác trong khi chưa ly hôn có vi phạm pháp luật?
Có con với người khác trong khi chưa ly hôn có vi phạm pháp luật?

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

Do đó, quy định người nào đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác, hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ thì bị xử phạt bị phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Thứ hai: Truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, Điều 182 – Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Như vậy, với trường hợp có con với người khác khi chưa ly hôn mà chung sống với người đó như vợ chồng là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Xác định cha mẹ con thế nào khi chưa ly hôn đã có con riêng?

Theo Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình, đứa bé được coi là con chung của vợ chồng dù một trong hai hoặc cả hai người có con riêng:

– Trong thời kỳ hôn nhân:

+ Người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân dù cho đứa bé là kết quả của việc người vợ ngoại tình với người khác.

+ Trong thời hạn 300 ngày kể từ khi quan hệ hôn nhân hoàn toàn chấm dứt (vợ chồng đã ly hôn và được Toà án công nhận bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật).

– Con sinh ra trước khi đăng ký kết hôn: Được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

Và nếu có chứng cứ cho việc đứa trẻ được xác định là con chung trong trường hợp nêu trên không phải con chung thì cha, mẹ phải đưa ra được chứng cứ cụ thể cũng như phải yêu cầu Toà án xác định.

Như vậy, khi chưa ly hôn mà vợ có con với người khác thì đây có thể được xem là con chung của hai vợ chồng. Nếu người chồng không muốn thừa nhận đây là con chung thì phải có bằng chứng và được Tòa án xác định.

Ngược lại, nếu chưa ly hôn mà chồng có con với người khác không phải vợ thì để được nhận con, người chồng phải làm thủ tục xác định cha, mẹ, con và đăng ký với cơ quan chức năng. Trong trường hợp này, có thể không cần sự đồng ý của người còn lại (căn cứ khoản 2 Điều 91 Luật Hôn nhân và Gia đình).

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Có con với người khác trong khi chưa ly hôn có vi phạm pháp luật?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Xác định cha, mẹ, con là gì?

Xác định cha mẹ con là việc định rõ cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ trong quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con. Việc xác định quan hệ cha mẹ con dựa trên sự kiện sinh đẻ, quan hệ hôn nhân và huyết thống.

Ý nghĩa của việc xác định cha, mẹ, con?

Xác định cha mẹ con có ý nghĩa thiêng liêng trong việc xác định, hình thành mối quan hệ trong gia đình; ngoài ra còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc thay đổi, bổ sung, cải chính hộ tịch của các thành viên trong gia đình.

Người có quyền xác nhận cha mẹ con như thế nào?

Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình nếu không có tranh chấp
Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp có tranh chấp hoặc một trong số họ đã chết.
Trong trường hợp xác định cha, mẹ, con cho người chưa thành niên, đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự các cơ quan tổ chức sau có quyền yêu cầu Tòa án xác định:
+ Cha, mẹ, con, người giám hộ;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
+  Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
+  Hội liên hiệp phụ nữ.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.