Có cách hưởng bảo hiểm thất nghiệp mà vẫn đi làm không?

11/09/2023
Có cách hưởng bảo hiểm thất nghiệp mà vấn đi làm không?
477
Views

Bảo hiểm thất nghiệp là một loại bảo hiểm xã hội mà nhà nước để hỗ trợ người lao động khi họ mất việc. Mục tiêu của bảo hiểm này là giúp người lao động trang trải những chi phí cần thiết cho cuộc sống trong thời gian tìm kiếm công việc mới. Những người lao động đủ điều kiện mới được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Vậy có cách hưởng bảo hiểm thất nghiệp mà vẫn đi làm không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Việc làm 2013;
  • Nghị định 28/2015/NĐ-CP.

Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Ai phải đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Các quy định về bảo hiểm thất nghiệp có thể khác nhau ở từng quốc gia, nhưng trong nhiều trường hợp, để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cần đáp ứng một số yêu cầu nhất định. Điều này có thể bao gồm việc đã đóng bảo hiểm xã hội trong một khoảng thời gian nhất định, không tự ý từ chối công việc mới, và sẵn sàng hoặc tham gia vào các chương trình đào tạo hoặc tìm kiếm việc làm mới.

Trong thời buổi kinh tế khó khăn, bảo hiểm thất nghiệp được xem là phao cứu sinh giải quyết không ít khó khăn cho người lao động.

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (theo khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013).

Nhờ có các chính sách hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp mà rất nhiều người lao động đã vượt quá khó khăn về kinh tế, giải quyết được vấn đề việc làm để tạo thu nhập ổn định, từ đó góp phần giúp ổn định thị trường lao động, đảm bảo an sinh xã hội.

Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp được liệt kê tại Điều 43 Luật Việc làm bao gồm:

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên, trừ người đang hưởng lương hưu, lao động giúp việc gia đình.

Lưu ý: Trường hợp người lao động ký nhiều hợp đồng lao động cùng lúc thì tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động được ký đầu tiên.

Người sử dụng lao động bao gồm:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân.
  • Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực, người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Có cách hưởng bảo hiểm thất nghiệp mà vấn đi làm không?
Có cách hưởng bảo hiểm thất nghiệp mà vấn đi làm không?

Có cách hưởng bảo hiểm thất nghiệp mà vẫn đi làm không?

Khi người lao động đáp ứng các yêu cầu để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, họ có thể nhận được khoản tiền hàng tháng từ bảo hiểm thất nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Độ dài và mức độ hỗ trợ tài chính phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia và cụ thể từng trường hợp. Dưới đây là cách hưởng bảo hiểm thất nghiệp mà vẫn đi làm.

Căn cứ theo Điểm b Khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm 2013 quy định người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà tìm kiếm được việc làm thì chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. 

Cũng tại Điểm b Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể Người lao động được xác định là có việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau sẽ chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp:

  • Đã giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ đủ 03 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực theo quy định của pháp luật;
  • Có quyết định tuyển dụng đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày có việc làm trong trường hợp này được xác định là ngày bắt đầu làm việc của người đó ghi trong quyết định tuyển dụng;
  • Có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với trường hợp người lao động là chủ hộ kinh doanh hoặc có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp người lao động là chủ doanh nghiệp. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày người lao động thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm về việc hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh;
  • Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động.

Căn cứ vào quy định trên: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có việc làm thì thuộc trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trường hợp NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp vào những ngày của tháng đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp của cả tháng đó.

Như vậy, NLĐ đã được hưởng 4 tháng trợ cấp thất nghiệp mà có việc làm (đã ký hợp đồng lao động chính thức) thì NLĐ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Những tháng còn lại chưa hưởng sẽ được bảo lưu làm căn cứ để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo khi đủ điều kiện.

Lưu ý: Trường hợp nếu anh/chị đang trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp mà tìm kiếm được việc làm và ký hợp đồng thử việc/hợp đồng cộng tác viên/hợp đồng dịch vụ/… mà không phải ký HĐLĐ vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thủ tục chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có việc làm

Để tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động có thể phải tuân thủ một số yêu cầu nhất định, chẳng hạn như tham gia vào các khóa đào tạo, tìm kiếm việc làm mới hoặc thông báo về tình hình làm việc. Nếu người lao động không tuân thủ yêu cầu này, trợ cấp có thể bị chấm dứt. Dưới đây là thủ tục chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có việc làm.

Căn cứ tại khoản 2 điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP  quy định: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp người lao động phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định;  kèm theo giấy tờ có liên quan đến việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (bản chụp);  trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày ghi trên dấu bưu điện.

Nếu người lao động cố ý giấu không thông báo với trung tâm việc làm hoặc cơ quan BHXH nơi mình đang nhận trợ cấp sẽ vi phạm quy định của Pháp luật và buộc phải trả lại tiền đã nhận sai quy định. Người lao động còn có thể bị phạt hành chính.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Có cách hưởng bảo hiểm thất nghiệp mà vấn đi làm không? Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu đến dịch vụ pháp lý hợp thửa quyền sử dụng đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp là gì?

Căn cứ Điều 49 Luật Việc làm năm 2013, người lao động muốn hưởng trợ cấp phải đáp ứng đủ các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp sau đây:
– Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Trừ trường hợp: Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm.
Trừ các trường hợp: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, bị tạm giam, ra nước ngoài định cư, chết,…

Nộp bảo hiểm thất nghiệp cần giấy tờ gì?

Theo Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP), hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu);
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ:
+ Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc.
+ Giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Quyết định thôi việc.
+ Quyết định sa thải.
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
+ Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Sổ bảo hiểm xã hội.

Nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Để trả lời cho câu hỏi: “Nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?”, chúng ta cần căn cứ vào khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
Theo quy định này, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.Sau 03 tháng, Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ không giải quyết thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động sẽ tiếp tục được bảo lưu.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.