Có bầu có được ký hợp đồng lao động không?

28/04/2023
co-bau-co-duoc-ky-hop-dong-lao-dong-khong
196
Views

Xin chào Luật sư. Em dâu tôi hiện đang mang thai ở tháng thứ 3 nhưng sức khỏe em ấy khá tốt và không bị nghén, em có tâm sự với tôi là muốn xin đi làm tại một công ty gần nhà nhưng sợ đang có bầu thì sẽ không được kí hợp đồng lao động. Vậy Luật sư cho tôi hỏi theo quy định của pháp luật hiện hành thì phụ nữ đang có bầu có được ký hợp đồng lao động không? Và những quy định của pháp luật về bảo vệ thai sản là gì?

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn về cho chúng tôi. Nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ khi mang thai cũng như những quy định về việc ký hợp đồng với phụ nữ mang thai được pháp luật hiện hành quy định cụ thể những quy định đó sẽ được chúng tôi tổng hợp và cung cấp đến bạn qua bài viết “có bầu có được ký hợp đồng lao động không?” dưới đây Luật sư 247 mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật lao động 2019

Ký hợp đồng lao động với phụ nữ đang mang bầu được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo Điều 13 Luật lao động 2019 thì hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động và hợp động lao động phải được giao kết trước khi nhận người lao động vào làm việc. Ký hợp đồng lao động với phụ nữ mang thai là hợp đồng lao động được ký giữa một bên là người sử dụng lao động; một bên là người lao động thuộc đối tượng phụ nữ đang mang bầu.

Có bầu có được ký hợp đồng lao động không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì không có quy định nào cấm việc người sử dụng lao động ký kết và xác lập hợp đồng lao động với trường hợp lao động nữ có bầu. Hiện nay chỉ có các quy định về đảm bảo chế độ làm việc khi thai sản đối với lao động nữ, nguyên tắc xác lập hợp đồng giữa hai bên dựa trên sự xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau – Theo khoản 1 Điều 7 Bộ luật lao động 2019. Theo đó có thể ký hợp đồng với phụ nữ có thai dựa trên việc tuân thủ các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó Doanh nghiệp cũng có quyền không ký kết hợp đồng lao động nếu xét thấy các tiêu chí không phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp của mình.Tuy nhiên, người sử dụng lao động phải bảo đảm để lao động nữ mang thai được hưởng các chế độ nghỉ thai sản, hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội và các quy định về bảo vệ thai sản quy định tại Điều 137 Bộ luật Lao động hiện hành như sau:

  • Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây: mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý;
  • Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
  • Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
    • Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Có nghĩa là khi ký hợp đồng với phụ nữ mang thai người sử dụng lao động phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo đảm quyền lợi của lao động nữ mang thai được quy định như trên. Thực hiện các biện pháp một cách hiệu quả, tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hòa cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.

Có bầu có được ký hợp đồng lao động không?
Có bầu có được ký hợp đồng lao động không?

Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của người lao động mang thai được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 138 Bộ luật Lao động 2019 quy định quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai như sau:

  • 1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
    • Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
  • 2. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Như vậy, người sử dụng lao động không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động mang thai. Tuy nhiên, người lao động mang thai lại có quyền đơn phương chấm dứt hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nếu việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động biết.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Có bầu có được ký hợp đồng không chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Vấn đề Có bầu có được ký hợp đồng không? đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thủ tục ly hôn nhanh nhất vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Mời bạn đọc thêm

Câu hỏi thường gặp

Người lao động mang thai có bắt buộc phải thông báo với người sử dụng lao động không?

Hiện nay chưa có quy định nào bắt buộc khi người lao động mang thai phải báo với người sử dụng lao động. Tuy nhiên, ở một số công ty vì tính chất đặc thù của công việc, nội quy công ty có quy định riêng về việc thông báo mang thai hoặc mang thai của lao động nữ. Chính vì vậy việc thông báo hay không thì tùy vào nội quy công ty và người lao động tự cân nhắc quyền lợi của mình.

Người lao động mang thai trong thời gian thử việc thì công ty có quyền chấm dứt hợp đồng lao động không?

Khi được tuyển dụng, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Đây là khoảng thời gian để người sử dụng lao động đánh giá chất lượng làm việc của người lao động. Đồng thời, cũng là thời gian người lao động dần làm quen với công việc được tuyển dụng. Đồng thời, trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận.

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết thủ tục hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật?

Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội 2014 thì để hưởng chế độ thai sản người lao động nộp hồ sơ gửi cho người sử dụng lao động. Sau đó người sử dụng lao động lập danh sách gửi cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện yêu cầu hưởng chế độ thai sản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.