Giấy ủy quyền bán hàng phân phối sản phẩm 2023

28/04/2023
giay-uy-quyen-ban-hang-phan-phoi-san-pham
280
Views

Xin chào Luật sư. Công ty chúng tôi hiện đang sản xuất độc quyền các dòng mỹ phẩm thiên nhiên. Vài ngày trước tôi có nhận được mail của một doanh nghiệp khác liên hệ với mong muốn được chúng tôi ủy quyền để có thể độc quyền phân phối bán hàng dòng mỹ phẩm mà công ty tôi sản xuất. Vậy Luật sư có thể tư vấn giúp tôi về giấy ủy quyền bán hàng theo quy định mới như thế nào không? Và quy định của pháp luật hiện hành về giấy ủy quyền như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi, cảm ơn Luật sư.

Xin chào bạn. Xin cảm ơn bạn đọc đã gửi câu hỏi tư vấn về cho chúng tôi, cũng như luôn quan tâm và ủng hộ chúng tôi. Luật sư 247 sẽ gửi đến bạn những thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề giấy ủy quyền mà bạn đọc quan tâm qua bài viết “giấy ủy quyền bán hàng phân phối sản phẩm 2023” dưới đây, mời bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi.

Căn cứ pháp lý

Giấy ủy quyền phân phối sản phẩm là gì?

Giấy ủy quyền là một hình thức rất phổ biến trong các cơ quan, doanh nghiệp muốn ủy quyền cho cá nhân hoặc tập thể nào đó thực hiện công việc cụ thể. Giấy ủy quyền có tác dụng ghi nhận việc bên ủy quyền giao cho người / tổ chức khác thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi được ủy quyền.

Phân phối sản phẩm là một tiến trình mà cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng hoặc người sử dụng cuối cùng thông qua các phối thức phân phối trung gian.

Theo Điều 55 của Luật Công chứng năm 2014, việc giao kết Hợp đồng ủy quyền đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Còn Giấy ủy quyền thì không cần sự tham gia của bên nhận ủy quyền bởi lẽ:

  • Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện theo ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, không cần người được ủy quyền đồng ý. Trong đó, ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền nhân danh mình thực hiện công việc trong phạm vi ủy quyền;
  • Bản chất của Giấy ủy quyền là một giao dịch dân sự (hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự).

Do vậy có thể hiểu Giấy ủy quyền phân phối sản phẩm là văn bản ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối.

Quy định pháp luật về giấy uỷ quyền như thế nào?

Hiên nay, không có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định rõ ràng về giấy ủy quyền là gì. Tại Bộ luật Dân sự 2015 cũng chỉ đề cập tới khái niệm về hợp đồng ủy quyền. Các văn bản khác thường sử dụng cụm từ văn bản ủy quyền – không nêu cụ thể là giấy hay hợp đồng ủy quyền.

Tuy nhiên, trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam hoàn toàn không có văn bản pháp luật nào đề cập tới giấy ủy quyên. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 107 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 nêu rõ: “Việc uỷ quyền tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được lập thành giấy uỷ quyền.”

Tại điểm b khoản 19 Điều 20 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định: “Xe của đồng sở hữu khi bán, cho, tặng phải có đủ chữ ký hoặc giấy ủy quyền bán thay của các chủ sở hữu.”

Có thể thấy rằng trên thực tế, giấy ủy quyền là một hình thức đại diện theo ủy quyền mà người ủy quyền bằng hành vi đơn phương của mình thực hiện mà không cần sự đồng ý của người được ủy quyền. Như vậy, có thể thấy rằng giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương, được thực hiện theo ý chí của một bên, thực hiện các công việc đơn giản như nộp hồ sơ cấp Sổ đỏ, nộp phạt vi phạm hành chính…

Giấy ủy quyền bán hàng phân phối sản phẩm 2023

Giấy ủy quyền bán hàng phân phối sản phẩm 2023
Giấy ủy quyền bán hàng phân phối sản phẩm 2023
Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Cách viết giấy ủy quyền phân phối sản phẩm cũng tương tự các loại đơn từ và giấy tờ khác, biểu mẫu này cũng trình bày theo theo quy định của pháp luật, bao gồm các thành phần như quốc hiệu, tên giấy ủy quyền, nội dung trình bày,…Nên đọc kỹ nội dung và cách ghi Giấy ủy quyền để tránh nhầm lẫn, sai sót khi biên soạn giấy tờ. Bởi tính chất của giấy ủy quyền là những sự việc đơn giản nên bên ủy quyền có thể là cá nhân, hai vợ chồng hoặc cấp trên ….

Do đó, giấy ủy quyền cần có đầy đủ chữ ký và thông tin về nhân thân như: Họ và tên, năm sinh, CMND hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (có thông tin về số, ngày cấp, cơ quan cấp), địa chỉ hộ khẩu, địa chỉ liên lạc, số điện thoại …

Căn cứ ủy quyền: Trong Giấy ủy quyền có thể có căn cứ có thể không. Nếu có căn cứ thì thường sẽ là các giấy tờ liên quan đến nội dung công việc ủy quyền:

  • Nếu ủy quyền làm sổ đỏ thì cần có căn cứ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Nếu ủy quyền tham gia phiên tòa thì cần có Giấy triệu tập của Tòa án…

Phạm vi ủy quyền: Phần này thể hiện cụ thể các công việc cần ủy quyền. Có thể là ủy quyền lấy bằng tốt nghiệp đại học, ủy quyền nộp thuế thu nhập cá nhân, … Khi được ủy quyền thì người nhận ủy quyền sẽ được nhân danh, đại diện lập, ký tên vào tất cả các loại giấy tờ liên quan, nộp các loại thuế, phí liên quan công việc ủy quyền…

Thời hạn ủy quyền: Có thể nêu rõ thời gian ủy quyền là số ngày tháng cụ thể, có thể ghi đến khi hoàn thành xong công việc…

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật thương mại Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề giấy ủy quyền bán hàng hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ thám tử theo dõi điện thoại. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn đọc thêm

Câu hỏi thường gặp

Ngôn Ngữ Trình Bày Trong Giấy Ủy Quyền như thế nào?

Theo điều 6 thông tư số: 06/2011/TT-BYT Ngôn ngữ trình bày trong giấy ủy quyền phải là tiếng Việt, tiếng Anh hoặc song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.

Giấy ủy quyền có bắt buộc phải công chứng không?

Theo quy định tại Luật Công chứng hiện nay thì không có thủ tục công chứng giấy ủy quyền mà chỉ đề cập tới việc công chứng ủy quyền. Thông thường, giấy ủy quyền được sử dụng cho trường hợp ủy quyền đơn giản. Đối với những trường hợp phức tạp thì các bên sẽ sử dụng hợp đồng ủy quyền. Do vậy, giấy ủy quyền không phải công chứng.
Tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về các trường hợp chứng thực chữ ký có đề cập đến giấy ủy quyền như sau: “Chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.”
Như vậy, giấy ủy quyền chỉ được chứng thực chữ ký trong trường hợp không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường, không liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản, sử dụng bất động sản.

Nghĩa vụ của bên được ủy quyền là gì?

Bên được ủy quyền có những nghĩa vụ như sau:
– Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
– Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
– Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
– Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
– Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
– Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.