Chuyển nhà ở xã hội sang nhà ở thương mại được không?

05/01/2023
Chuyển nhà ở xã hội sang nhà ở thương mại được không
503
Views

Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc như sau. Tôi có một căn nhà ở xã hội nay muốn chuyển nhà đó sang nhà ở thương mại. Tuy nhiên tôi không biết pháp luật quy định như thế nào, có cho phép cá nhân chuyển nhà ở xã hội sang nhà ở thương mại hay không? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư 247. Tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “ Chuyển nhà ở xã hội sang nhà ở thương mại ” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Chuyển nhà ở xã hội sang nhà ở thương mại được không?

Trường hợp trong thời hạn chưa đủ 5 năm thì chỉ được thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó. Trường hợp bán lại thì chỉ được bán cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội hoặc đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định (Điều 49 Luật Nhà ở), với giá bán không được vượt quá giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán.

Bên mua phải có đủ giấy tờ xác nhận về đối tượng và thực trạng nhà ở thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội và phải được Sở Xây dựng xác nhận về đối tượng mua nhà chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội theo quy định (Khoản 4 Điều 62 Luật Nhà ở 2014; Khoản 4, Khoản 5 Điều 19 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội). 

Pháp luật về nhà ở hiện hành (Luật Nhà ở 2014; Nghị định số 100/2015/NĐ- CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội) không có quy định về việc chuyển đổi dự án nhà ở xã hội sang dự án nhà ở thương mại, mà chỉ có quy định về việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội hoặc sang làm nhà ở phục vụ tái định cư. 

Phân biệt nhà ở xã hội và nhà ở thương mại

Chuyển nhà ở xã hội sang nhà ở thương mại được không
Chuyển nhà ở xã hội sang nhà ở thương mại được không
Nhà ở xã hộiNhà ở thương mại
CSPLKhoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở 2014Khoản 4 Điều 3 Luật Nhà ở 2014
Khái niệmLà nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở 2014.Là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.
Đối tượnghưởng/mua, thuêTheo Điều 49 Luật Nhà ở 2014, các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 51 Luật Nhà ở thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:
1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 Luật Nhà ở 2014;
9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;
10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
Tất cả công dân đều có thể mua nhà ở thương mại kể cả người nước ngoài. Với đối tượng mua nhà là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì cần phải đáp ứng các quy định trong Điều 160 Luật Nhà ở 2014.
Loại nhà vàtiêu chuẩn diện tíchnhà ởTheo Điều 55 Luật Nhà ở 2014, nhà ở xã hội chia thành 02 loại: chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ.
– Nhà ở xã hội phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Trường hợp là nhà ở riêng lẻ thì phải được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội.
– Trường hợp là nhà chung cư thì căn hộ phải được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội.
Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở thương mại quy định tại Điều 24 Luật Nhà ở 2014, cụ thể:
– Loại nhà ở, tiêu chuẩn diện tích của từng loại nhà ở thương mại do chủ đầu tư dự án quyết định lựa chọn nhưng phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, kiến trúc nhà ở và nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Đối với căn hộ chung cư thì phải thiết kế, xây dựng theo kiểu căn hộ khép kín, có diện tích sàn căn hộ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.
– Đối với nhà ở riêng lẻ thì phải xây dựng theo đúng quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế được phê duyệt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.
Chính sáchhỗ trợ/vay vốnLãi suất cho vay mua nhà ở xã hội năm 2021-2022 tại Ngân hàng Chính sách xã hội là 4,8%/năm.Người mua nhà ở thương mại không hạn chế các ngân hàng tài trợ, chỉ cần đáp ứng được các điều kiện vay vốn.

Nhu cầu và mục đích của việc chuyển đổi dự án nhà ở thương mại thành dự án nhà ở xã hội

Nhu cầu chuyển đổi dự án nhà ở thương mại thành dự án nhà ở xã hội xuất phát từ thực trạng là hiện nay các dự án nhà ở thương mại có số lượng căn hộ tồn đọng lớn do sự thay đổi về tình hình kinh tế – xã hội và các dự án nhà ở xã hội chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư, nhưng nhu cầu về nhà ở xã hội dành cho đối tượng người thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động lại tăng cao.

Việc cho phép chuyển đổi dự án từ nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội mang lại  ý nghĩa về kinh tế, xã hội sau đây:

Thứ nhất, về góc độ kinh tế: Trên thực tế, trong khi nhiều người dân không có chỗ ở thì rất nhiều khu dự án nhà ở thương mại trở thành dự án “treo”, dự án bị “bỏ hoang”. Vì thế, việc cho phép chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội góp phần giải quyết được sự tồn đọng của các dự án nhà ở thương mại, cân bằng lại được cán cân cung cầu của thị trường bất động sản, từ đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản nói chung cũng như loại hình nhà ở xã hội nói riêng khiến cho nền kinh tế được ổn định và hướng đến sự phát triển bền vững.

Thứ hai, về góc độ xã hội: Việc cho phép chuyển đổi dự án từ nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội góp phần tăng nguồn cung về nhà ở xã hội, từ đó có thể đáp ứng được nhu cầu nhà ở của người thu nhập thấp hay các đối tượng khó khăn về chỗ ở, tạo điều kiện cho họ có một chỗ ở ổn định để họ “an cư lạc nghiệp”. Hơn thế nữa, nó còn góp phần đảm bảo chính sách an sinh xã hội của Nhà nước, chính là chăm lo phúc lợi cho người dân cũng như đảm bảo được trật tự an toàn xã hội.

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Chuyển nhà ở xã hội sang nhà ở thương mại” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là chuyển đất ao sang đất sổ đỏ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.  Hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Những khó khăn khi chuyển đổi dự án từ nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội

Một là, về vấn đề tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đã nộp.
Hai là, quy định hiện hành chỉ dừng lại ở việc trao cho Bộ xây dựng quyền quyết định việc cho phép điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội.
Ba là, về việc xử lý tình huống chuyển đổi dự án dẫn đến thay đổi yêu cầu đối với khách hàng.

Thủ tục sang tên nhà ở xã hội

– Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết và hai bên mua bán tiến hành ký kết hợp đồng công chứng mua bán nhà ở xã hội.
– Bước 2: Làm thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở xã hội tại văn phòng nhà đất và đóng các loại phí, lệ phí cần thiết.

Các khoản thuế, phí phải nộp khi sang tên nhà ở xã hội

– Tiền sử dụng đất
– Thuế thu nhập cá nhân
– Lệ phí trước bạ

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.