Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính; để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trong trường hợp đó; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp của mình. Vậy chứng cứ trong tố tụng hành chính theo quy định được thể hiện như thế nào?
Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu về Chứng cứ trong tố tụng hành chính theo quy định?
Căn cứ pháp lý
Luật tố tụng hành chính năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2019).
Nội dung tư vấn
Chứng cứ trong tố tụng hành chính là gì
Chứng cứ trong vụ án hành chính là những gì có thật được đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp; xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự; thủ tục do Luật tố tụng hành chính quy định; mà Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
- Tài liệu đọc được (bản chính hoặc bản sao có công chứng; chứng thực); nghe được, nhìn được; (xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình ); dữ liệu điện tử;(thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử; thư điện tử, điện tín;… fax và các hình thức tương tự khác).
- Vật chứng; ( là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc).
- Lời khai của đương sự;
- Lời khai của người làm chứng;
- Kết luận giám định;
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;
- Kết quả định giá, thẩm định giá tài sản;
- Văn bản xác nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập;
- Văn bản công chứng, chứng thực; (Văn bản xác nhận sự kiện; hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản xác nhận sự kiện; hành vi pháp lý được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định).
- Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
1 số vấn đề về chứng cứ trong tố tụng hành chính
Xác minh, thu thập chứng cứ trong tố tụng hành chính
Đương sự có quyền tự mình thu thập chứng cứ:
- Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, thông điệp dữ liệu điện tử;
- Thu thập vật chứng;
- Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ án;
- Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng;
- Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ;
- Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc khác theo quy định pháp luật.
Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau để thu thập tài liệu, chứng cứ:
- Lấy lời khai;
- Đối chất;
- Xem xét, thẩm định tại chỗ;
- Trưng cầu giám định;
- Quyết định định giá tài sản;
- Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ án;
- Biện pháp khác.
Trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm, Thẩm tra viên có thể tiến hành lấy lời khai; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm; thì có thể xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc kháng nghị.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thu thập được tài liệu, chứng cứ; Tòa án phải thông báo cho các đương sự để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Bảo quản, bảo vệ chứng cứ trong tố tụng hành chính
Bảo quản tài liệu, chứng cứ trong tố tụng hành chính:
- Tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp tại Tòa án; thì việc bảo quản tài liệu, chứng cứ đó do Tòa án chịu trách nhiệm.
- Tài liệu, chứng cứ không thể giao nộp được tại Tòa án; thì người đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ đó có trách nhiệm bảo quản.
- Trường hợp cần giao tài liệu, chứng cứ cho người thứ ba bảo quản; thì Thẩm phán ra quyết định và lập biên bản giao cho người đó bảo quản. Người nhận bảo quản phải ký tên vào biên bản; được hưởng thù lao và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản tài liệu; chứng cứ theo quy định của pháp luật.
- Nghiêm cấm việc hủy hoại tài liệu, chứng cứ.
Bảo vệ chứng cứ trong tố tụng hành chính:
Trường hợp chứng cứ đang bị tiêu hủy; có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó thu thập; thì đương sự có quyền làm đơn đề nghị Tòa án quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết; để bảo toàn chứng cứ. Tòa án có thể quyết định áp dụng một hoặc một số trong các biện pháp niêm phong; thu giữ chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phục chế, khám nghiệm, lập biên bản và biện pháp khác.
Trường hợp người làm chứng bị đe dọa; khống chế hoặc mua chuộc để không cung cấp chứng cứ hoặc cung cấp chứng cứ sai sự thật; thì Tòa án có quyền quyết định buộc người có hành vi đe dọa; khống chế hoặc mua chuộc phải chấm dứt hành vi đe dọa; khống chế hoặc mua chuộc người làm chứng. Trường hợp hành vi đó có dấu hiệu tội phạm; thì Tòa án yêu cầu Viện kiểm sát xem xét về trách nhiệm hình sự.
Đánh giá, công bố và sử dụng chứng cứ
Đánh giá chứng cứ trong tố tụng hành chính:
- Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác.
- Tòa án phải đánh giá từng chứng cứ; sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định tính hợp pháp; tính liên quan, giá trị chứng minh của từng chứng cứ.
Công bố và sử dụng chứng cứ trong tố tụng hành chính:
- Mọi chứng cứ được công bố và sử dụng công khai như nhau; trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 96.
- Tòa án không công khai nội dung chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước; thuần phong, mỹ tục của dân tộc; bí mật nghề nghiệp; bí mật kinh doanh; bí mật cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự; nhưng phải thông báo cho đương sự biết những chứng cứ không được công khai.
- Người tiến hành tố tụng; người tham gia tố tụng phải giữ bí mật chứng cứ; thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 96 theo quy định của pháp luật.
Quyền tiếp cận, trao đổi tài liệu, chứng cứ
Đương sự có quyền được biết, ghi chép, sao chụp, trao đổi tài liệu; chứng cứ do đương sự khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật tố tụng hành chính.
Khi đương sự giao nộp tài liệu; chứng cứ cho Tòa án thì trong thời hạn 05 ngày làm việc họ phải thông báo cho đương sự khác biết về việc họ đã giao nộp tài liệu; chứng cứ cho Tòa án để đương sự khác liên hệ với Tòa án thực hiện quyền tiếp cận tài liệu; chứng cứ quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày Tòa án thu thập được tài liệu; chứng cứ thì Tòa án phải thông báo cho đương sự biết; để họ thực hiện quyền tiếp cận tài liệu; chứng cứ quy định tại khoản 1 Điều 98.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định về án phí trong vụ án hành chính sơ thẩm
- Khởi kiện quyết định hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành
- Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại như thế nào?
Như vậy; chứng cứ trong tố tụng hành chính có rất nhiều vấn đề về xác minh, thu thấp chứng cứ; bảo quản, bảo vệ chứng cứ;… cần tuân thủ chặt chẽ quy định tại Luật tố tụng hành chính.
Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Vụ án hành chính là vụ tranh chấp hành chính phát sinh do cá nhân; tổ chức; cơ quan nhà nước khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi các quyết định hành chính; hành vi hành chính; quyết định kỷ luật buộc thôi việc; quyết định giải quyết khiếu nại về cạnh tranh; quyết định giải quyết khiếu nại về kiểm toán; quyết định giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri.
– Khởi kiện mà không khiếu nại (trừ trường hợp danh sách cử tri; phải khiếu nại rồi mới khởi kiện theo quy định).
– Khởi kiện sau khi khiếu nại.
– Không khởi kiện; chỉ khiếu nại.