Hành vi lấn chiếm đất công thì bị xử lý ra sao?

26/11/2021
383
Views

Xin chào Luật sư, tỉnh tôi đang thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới; chính vì thế mà rất nhiều khu đất được tỉnh quy hoạch xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu. Nhà tôi giáp danh một khu quy hoạch; dù đã được dừng tường rào và gắn biển quy hoặch; Trong khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hàng xóm tôi không có. Nhưng họ vẫn ngang nhiên xây dựng quán nước trên đất quy hoạch. Tôi đã nhiều lần khuyên bảo hàng xóm tháo rỡ quán nước đi nhưng hàng xóm tôi không nghe. Hàng ngày vẫn thường xuyên kinh doanh buôn bán. Tôi muốn hỏi luật sư là hành vi lấn chiếm đất công thì bị xử lý ra sao?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai năm 2013

Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Nghị định 91/2019/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Hiện nay, chúng ta thường thấy có rất nhiều khu vực đất chống bỏ hoang giữa lòng thành phố hay ở khu vực ven đường quốc lộ. Quanh khu vực đó có những tấm biển cấm xây dựng nhà ở…Đó chính là đất đã được Nhà nước quy hoạch. Vậy hành vi lấn chiếm đất công thì bị xử lý ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 giải đấp ngay sau đây:

Thế nào là hành vi lấn đất, chiếm đất?

Theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì hành vi lấn đất và chiếm đất được hiểu như sau:

Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới; hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép; hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức; cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép ;

c) Sử dụng đất được Nhà nước giao; cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng; (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp) ;

d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất; cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trong trường hợp này hàng xóm nhà bạn đã có hành vi tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép.

Hành vi lấn chiếm đất công thì bị xử lý ra sao?

Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì người nào có hành vi lấn đất, chiếm đất sẽ bị xử phạt như sau:

4. Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp; trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn; chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn; chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn; chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn; chiếm từ 01 héc ta trở lên.

5. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này) tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức“.

Như vậy, trong trường hợp này hàng xóm nhà bạn chiếm đất chưa sử dụng thuộc quy định tại khoản 5 Điều này, hàng xóm nhà bạn có thể phải chịu mức phạt tối đa là 500.000.000 đồng.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4; và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

c) Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất; thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;

d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.

Trong trường hợp này, ngoài bị phạt tiền thì hàng xóm nhà bạn còn buộc phải tháo rỡ quán nước khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất.

Hàng xóm lấn chiếm đất thì bị xử phạt ra sao?

Tại Điều 12 Luật đất đai năm 2013 có quy định như sau:

Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai….

9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.

10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.”

Tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP cũng có quy định như sau:

Điều 10. Lấn, chiếm đất

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn; chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn; chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở; trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc trả lại đất đã lấn; chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

Theo các quy định trên, trong trường hợp đất thuộc quyền sở hữu của bạn mà hàng xóm có hành vi lấn chiếm đất là hành vi vi phạm pháp luật đất đai và tùy theo hành vi và mức độ lấn chiếm, vi phạm thì sẽ bị áp dụng mức phạt tương ứng.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?

Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận; hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này; và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận; hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này; thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

Như vậy, tranh chấp đất đai được thực hiện hoà giải do UBND xã trong thời hạn 45 ngày. Nếu trong trường hợp không hòa giải được tại UBND xã thì gia đình bạn có quyền nộp đơn lên UBND huyện hoặc khởi kiện tại Toà án.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Hành vi lấn chiếm đất công thì bị xử lý ra sao?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn giải quyết tranh chấp đát đai ở UBND cấp huyện là bao lâu?

Thời hạn giải quyết: Không quá 45 ngày làm việc; không quá 55 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.

Thời hiệu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp tỉnh là bao lâu?

Thời hiệu giải quyết: Không quá 30 ngày; kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu; riêng các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì không quá 45 ngày mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không có đơn gửi người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lần hai thì quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu có hiệu lực thi hành.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Trả lời