Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp y tế quy định thế nào?

20/11/2023
Quy định về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp y tế
251
Views

Có nhiều chức danh và nghề nghiệp trong lĩnh vực y tế. Ví dụ phổ biến là bác sĩ. Đây là người có trình độ cao trong lĩnh vực y học, được đào tạo để chẩn đoán, điều trị và quản lý các bệnh tật. Bác sĩ có thể chuyên về nhiều lĩnh vực khác nhau như gia đình, tim mạch, nội tiết, phẫu thuật,… Ngoài ra còn có y tá, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên y tế,… Tuy nhiên, những chức danh này dù có tên gọi khác nhau nhưng đều phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Vậy quy định về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp y tế như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV

Quy định về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp y tế

Có rất nhiều chức danh và nghề nghiệp khác trong lĩnh vực y tế như nhà nghiên cứu y học, chuyên gia tâm lý, chuyên gia dinh dưỡng,… Mỗi chức danh và nghề nghiệp có vai trò đặc biệt và cùng hỗ trợ nhau trong việc cung cấp chăm sóc y tế cho cộng đồng.

Chức danh nghề nghiệp ngành y tế là tên gọi thể hiện năng lực trình độ của công viên chức trong ngành y tế, tại các bệnh viện nước ta hiện nay. Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là điều kiện bắt buộc để các ứng viên giữ hạng, thăng hạng, tăng lương, xếp lương khi làm các ngành công chức nhà nước

Mã chức danh nghề nghiệp y tế

Điều 2 Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27/05/2015 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ. Hạng chức danh nghề nghiệp ngành y tế được chia làm 3 hạng gồm: I, II, III. Mỗi hạng ở mỗi nhóm chức danh nghề nghiệp ngành y sẽ có những mã số khác nhau.

Nhóm chức danh bác sĩ, bao gồm:

  • Bác sĩ cao cấp (hạng I) Mã số: V.08.01.01
  • Bác sĩ chính (hạng II) Mã số: V.08.01.02
  • Bác sĩ (hạng III) Mã số: V.08.01.03

Nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng, bao gồm:

  • Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) Mã số: V.08.02.04
  • Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) Mã số: V.08.02.05
  • Bác sĩ y học dự phòng (hạng III) Mã số: V.08.02.06

Chức danh y sĩ:

  • Y sĩ hạng IV Mã số: V.08.03.07

Chức danh nghề nghiệp y tế công cộng

  • Y tế công cộng cao cấp (hạng I) Mã số: V.08.04.08
  • Y tế công cộng chính (hạng II) Mã số: V.08.04.09
  • Y tế công cộng (hạng III) Mã số: V.08.04.10

Điều kiện thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp ngành y tế

Dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp ngành y hoặc xét thăng hạng cần đáp ứng các điều kiện như sau: 

  • Giữ chức danh nghề nghiệp có cùng 4 chữ số đầu trong mã số chức danh nghề nghiệp với chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng. Ngoại trừ việc thăng hạng IV lên III.
  • Được xếp loại đánh giá mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quá trình công tác trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng.
  • Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật được quy định tại Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
  • Có năng lực, chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo tốt chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề.
  • Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng theo quy định. 
  • Các trường hợp viên chức được miễn thi môn ngoại ngữ và tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng.
  • Được cơ quan, tổ chức cử tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp….
  • Bên cạnh đó đáp ứng về thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp y tế theo quy định.

Quy định thời gian tập sự theo chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế: Thời gian tập sự của chức danh nghề nghiệp ngành y trong các cơ sở công lập được quy định cụ thể như sau: 

  • 6 tháng đối với y sĩ, điều dưỡng, dược, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng, dân số viên hạng IV
  • 9 tháng đối với những người trúng tuyển chức danh nghề nghiệp bác sĩ hạng III, bác sĩ y học dự phòng hạng III.
  • 12 tháng đối với chức danh nghề nghiệp y tế công cộng hạng III, hộ sinh hạng III, kỹ thuật y hạng III, dinh dưỡng hạng III, dân số viên hạng III.

Theo thông tư thì thời gian nghỉ sinh con theo luật Việt Nam quy định, nghỉ ốm từ 3 ngày trở lên. Thời gian nghỉ bị tạm giam tạm giữ không được tính vào thời gian tập sự. Bên cạnh đó quy định còn nêu rõ người trúng tuyển được miễn thực hiện tập sự thuộc các trường hợp sau đây: 

  • Đã có thời gian chuyên môn y tế trong các cơ sở y tế phù hợp với vị trí vừa trúng tuyển đủ từ 12 tháng.
  • Có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng và đã có thời gian thực hành từ 12 tháng trở lên để được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ngành y tế

Mỗi chức danh nghề nghiệp y tế đều có một tiêu chuẩn nhất định, chẳng hạn đối với chức danh nghề nghiệp bác sĩ sẽ có tiêu chuẩn cao hơn so với y tá, dược sĩ, kỹ thuật viên y tế,… Dưới đây là quy định pháp luật vê tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của các chức danh nghề nghiệp y tế.

Tiêu chuẩn về chung về đạo đức nghề nghiệp được quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2015 của Bộ y tế. Cụ thể như sau:

  • Tận tụy phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân. 
  • Hiểu và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế Việt Nam theo quy định. 
  • Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình của pháp luật.
  • Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của bản thân.
  • Tôn trọng các quyền của người bệnh nhân. 
  • Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp của mình. 

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn về nhiệm vụ, chuyên môn và nghiệp vụ đào tạo của chức danh nghề nghiệp ngành y tế mỗi hạng khác nhau sẽ được quy định riêng. Ví dụ: Bác sỹ cao cấp hạng I được quy định tại Điều 4 Thông tư 10/2015 Bộ y tế. Bác sĩ chính được quy định tại Điều 5 Thông tư này. 

Quy định về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp y tế
Quy định về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp y tế

Chương trình học thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp y tế

Mỗi chức danh nghề nghiệp y tế đều phải thi. Sau khi có thời gian làm việc lâu dài cũng như đủ điều kiện thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp y tế thì có thể đăng ký dự thi. Mỗi chức danh nghề nghiệp y tế sẽ có chương trình đào tạo khác nhau. Dưới đây là quy định pháp luật về chương trình học thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp y tế.

Khung chương trình đào tạo được quy định bởi Bộ Y tế. Ở mỗi hạng khác nhau sẽ có những nội dung học khác nhau.

Chương trình học CDNN bác sĩ: Được quy định tại Quyết định 1743/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Chương trình gồm có các chuyên đề, thực tế và viết tiểu luận cuối khóa, được cấu trúc thành 2 phần. Với thời lượng học là 200 tiết, trong đó có 80 tiết lý thuyết, 116 tiết thực hành, 4 tiết kiểm tra như sau:

  • Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung gồm 4 chuyên đề dạy-học.
  • Phần II: Kiến thức, kỹ năng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, gồm 11 chuyên đề dạy học; kiểm tra, thực tế và viết tiểu luận cuối khóa.

Chương trình học CDNN bác sĩ y học dự phòng: Căn cứ Quyết định 1707/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Chương trình gồm 15 chuyên đề lý thuyết, thực tế và viết tiểu luận cuối khóa. Thời lượng đào tạo là 200 tiết, trong đó có 80 tiết lý thuyết, 116 tiết thực tế & thực hành, 4 tiết kiểm tra:

  • Phần I. Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung gồm 4 chuyên đề dạy-học.
  • Phần II. Kiến thức, kỹ năng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp gồm 11 chuyên đề dạy-học; kiểm tra, đi thực tế và viết tiểu luận cuối khóa.

Chương trình học CDNN y tế công cộng:  Căn cứ QĐ 1735/QĐ-BYT về việc ban hành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN y tế công cộng. Chương trình bao gồm 12 chuyên đề lý thuyết, thực tế và viết tiểu luận cuối khóa, được cấu trúc thành 2 phần như sau:

  • Phần I. Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung gồm 04 chuyên đề giảng dạy.
  • Phần II. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp gồm 08 chuyên đề giảng dạy, thực tế và viết tiểu luận cuối khóa.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Vấn đề Quy định về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp y tế đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về sang tên sổ đỏ mất phí bao nhiêu. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng bác sĩ là gì?

– Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành Y học (trừ ngành y học dự phòng); bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ ngành Răng – Hàm – Mặt.
– Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh bác sĩ).

Điều kiện để lên chức danh bác sĩ y học dự phòng cao cấp là gì?

Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) lên chức danh bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Điều kiện để lên chức danh bác sĩ y học dự phòng chính là gì?

Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh bác sĩ y học dự phòng (hạng III) lên chức danh bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh bác sĩ y học dự phòng (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm đối với người có bằng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ ngành y học dự phòng; 06 năm đối với người có bằng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ ngành y học dự phòng hoặc bằng tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh bác sĩ y học dự phòng (hạng III) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.