Ngân hàng hiện đang là một ngành rất hot hiện nay. Số lượng ngân hàng ở Việt Nam tương đối cao so với các quốc gia khác. Sự bùng nổ của công nghệ là một trong những lý do khiến ngành ngân hàng được ưa chuộng. Bên cạnh đó là mức cung cầu rất lớn của người dân. Trên thực tế, pháp luật Việt Nam cũng đã có quy định rất cụ thể về ngành ngân hàng. Ngân hàng là một bộ phận quan trọng trong các tổ chức tín dụng. Có khá nhiều người cho rằng ngân hàng chỉ có một loại. Tuy nhiên các chủ thể tiến hành hoạt động ngân hàng vô cùng đa dạng.
Vậy Chủ thể nào tiến hành hoạt động ngân hàng theo quy định pháp luật?
Hãy cùng Luật sư X giải đáp những thắc mắc trên. Đồng thời tich lũy thêm kiến thức về ngành nghề này nhé!
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Hoạt động ngân hàng là gì?
Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:
Nhận tiền gửi. Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân. Dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác. Theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.
Chủ thể nào tiến hành hoạt động ngân hàng theo quy định pháp luật?
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.
Thông thường, trên thế giới có 2 loại mô hình
Mô hình 1: Ngân hàng trung ương thuộc sở hữu nhà nước
Mô hình 2: Ngân hàng được tổ chức dưới dạng Công ty cổ phần.
Cụ thể, ngân hàng nhà nước Việt Nam viết tắt là SBV thuộc mô hình Ngân hàng trung ương thuộc sở hữu Nhà nước, trực thuộc Chính phủ, là cơ quan đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ và tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ Việt Nam như: phát hành tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách về lãi suất, quản lý dự trữ ngoại tệ, soạn thảo các dự thảo luật về kinh doanh ngân hàng và các tổ chức tín dụng, xem xét việc thành lập các ngân hàng và tổ chức tín dụng, quản lý các ngân hàng thương mại nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
Các tổ chức tín dụng:
Ngân hàng
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.
Ngân hàng chính sách
Ngân hàng chính sách là ngân hàng thực hiện kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; xây dựng, ban hành quy trình nội bộ về các hoạt động nghiệp vụ; thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo hoạt động và hoạt động thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.Chính phủ thành lập ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng rất đa dạng. Bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Công ty tài chính là doanh nghiệp thuộc loại hình tổ chức tí phi ngân hàng. Huy động vốn cho vay, đầu tư. Hoặc cung ứng dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ. Nhưng trên nguyên tắc riêng được làm dịch vụ thanh toán và không được nhận tiền gửi dưới một năm.
Công ty cho thuê tài chính là loại hình công ty tài chính có hoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định của Luật này.
Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Tổ chức tài chính vi mô
Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng. Chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.
Quỹ tín dụng nhân dân
Quỹ tín dụng nhân dân. Đây là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập. Dưới hình thức hợp tác xã. Nhằm thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã. Mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Tổ chức không phải là tổ chức tín dụng không được phép sử dụng cụm từ hoặc thuật ngữ “tổ chức tín dụng”, “ngân hàng”, “công ty tài chính”, “công ty cho thuê tài chính” hoặc các cụm từ, thuật ngữ khác trong tên của tổ chức, chức danh hoặc trong các phần phụ thêm của tên, chức danh hoặc trong giấy tờ giao dịch hoặc quảng cáo của mình nếu việc sử dụng cụm từ, thuật ngữ đó có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng về việc tổ chức của mình là một tổ chức tín dụng
Mời các bạn xem thêm:
- Giải chấp ngân hàng là gì theo quy định của pháp luật
- Mang hồ sơ giả đi mở tài khoản ngân hàng bị xử lý như thế nào?
- Mạo danh ngân hàng gửi tin nhắn lừa tiền bị xử phạt như thế nào?
Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư X về câu hỏi trên. Hi vọng độc giả đã trả lời được câu hỏi: Chủ thể nào tiến hành hoạt động ngân hàng theo quy định pháp luật
Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Môi giới tiền tệ là việc làm trung gian có thu phí môi giới để thu xếp thực hiện các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác giữa các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác.
Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.