Giải chấp ngân hàng là gì theo quy định của pháp luật

12/11/2021
giải chấp ngân hàng
828
Views

Hiện nay, tình hình dịch bệnh phức tạp khiến cho việc thực hiện các thủ tục hành chính như xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục khai sinh… trở nên khó khăn hơn. Một số hộ gia đình gặp khó khăn trong kinh doanh cần phải vay vốn ở ngân hàng. Thông thường, ngân hàng sẽ yêu cầu người vay vốn thực hiện các biện pháp bảo đảm, phổ biến nhất là thế chấp tài sản. Khi đã hoàn thành vay vốn, để lấy lại tài sản, người vay vốn phải thực hiện thủ tục giải chấp ngân hàng. Vậy giải chấp ngân hàng là gì? Luật sư 247 có nhận được câu hỏi như sau:

Chào Luật sư, tôi có một thắc mắc như sau. Tôi có thực hiện việc vay vốn ở ngân hàng để mở một cửa hàng tạp hóa. Tôi đã thế chấp chiếc ô tô để vay vốn. Sắp tới là đến hạn trả nợ, ngân hàng đã hối thúc tôi mau chóng trả nốt số nợ còn lại và giải chấp ngân hàng chiếc xe ô tô, nếu không họ sẽ thanh lý xe của tôi. Tôi rất lo, tôi không biết rõ thủ tục này như thế nào. Mong luật sư giải đáp giùm.

Giải chấp ngân hàng là gì?

Giải chấp ngân hàng hay còn có cách gọi khác là xóa đăng ký thế chấp, là việc giải trừ thế chấp đối với tài sản đang được thế chấp tại ngân hàng. Thế chấp là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khi bạn thực hiện việc vay vốn ở ngân hàng. Nói dễ hiểu thì khi bạn vay tiền ở ngân hàng, bạn sẽ phải thực hiện thế chấp những loại tài sản ở ngân hàng. Những loại tài sản này thường có giá trị lớn, có thể tương đương với số tiền mà bạn đã vay như nhà, chung cư, ô tô, các loại bất động sản…. Trong thời hạn vay vốn, ngân hàng sẽ thực hiện việc “cầm giữ” tài sản thế chấp. Gần như bạn không thể tiến hành bất cứ giao dịch gì liên quan đến tài sản thế chấp.

Tài sản thế chấp tại ngân hàng chỉ được giải chấp khi nó đã chấm dứt nghĩa vụ đảm bảo cho khoản nợ. Chính vì thế, khi đến hạn trả nợ gốc ngân hàng, giải chấp là một việc làm bắt buộc đối với người vay.

Ví dụ: Anh A đã thế chấp chiếc ô tô của mình để vay vốn làm ăn kinh doanh. Để được duyệt khoản vay, anh A đã phải cung cấp các giấy tờ liên quan đến chiếc xe để làm thủ tục thế chấp. Cho đến khi thanh toán toàn bộ nợ gốc và lãi, anh A sẽ không thể bán, chuyển nhượng, dùng xe ô tô để cho thuê. Khi đã hoàn thành thanh toán, anh A sẽ phải làm thủ tục giải chấp cho chiếc xe, nhận lại giấy tờ xe và thực hiện các giao dịch với xe như bình thường.

Mời bạn đọc xem thêm: Giải chấp sổ đỏ là gì? Tại sao phải giải chấp sổ đỏ?

Khi nào phải giải chấp ngân hàng?

Giải chấp ngân hàng là một thủ tục quan trọng. Vậy trường hợp nào thì phải tiến hành giải chấp? Cụ thể như sau:

  • Giải chấp là một điều bắt buộc cần phải làm khi đến hạn trả nợ gốc cho ngân hàng. Khi giải chấp xong, tài sản. sẽ không còn là tài sản đảm bảo cho khoản vay thế chấp của bạn nữa;
  • Hoặc sẽ có những trường hợp người vay đang thế chấp ngân hàng bằng tài sản này, nhưng muốn thay thế bằng tài sản khác tương đương. Ví dụ như việc bạn đang thực hiện vay vốn và thế chấp bằng chiếc ô tô. Một thời gian sau bạn có ý định thế chấp bằng quyền sử dụng đất ở căn nhà đang ở hiện tại thay cho chiếc xe thì phải thực hiện thủ tục giải chấp ngân hàng cho chiếc xe ô tô và đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất.
  • Những người đang có nhu cầu bán, thanh lý tài sản đang thế chấp tại ngân hàng. Có thể ví dụ trường hợp bạn đang thế chấp chiếc ô tô để vay vốn kinh doanh, nhưng sau đó bạn có dự định bán chiếc ô tô này đi; thì bạn phải làm thủ tục giải chấp chiếc ô tô và đăng ký tài sản thế chấp khác thay thế.
  • Bạn muốn trả nợ trước hạn và rút tài sản thế chấp ra khỏi ngân hàng: Việc trả nợ, thanh toán tín dụng không nhất thiết phải chính xác vào đúng ngày đến hạn đã thỏa thuận, mà hoàn toàn có thể tiến hành trước thời hạn. Sau khi đã thanh toán khoản vay xong, bạn hoàn toàn có thể lấy tài sản thế chấp về sau khi đã hoàn thành thủ tục giải chấp ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm: Cho vay lãi nặng “thế chấp” bằng video nóng bị xử lý như thế nào?

Hậu quả không giải chấp ngân hàng đúng hạn

Khi đã đăng ký thực hiện thế chấp tài sản, nếu bạn không có đủ khả năng thanh toán khoản vay của mình trong thời hạn đã thỏa thuận, ngân hàng hoàn toàn có quyền đơn phương phát mại tài sản thế chấp của bạn để trừ nợ. Hiểu đơn giản là ngân hàng tiến hành “bán” tài sản của bạn để lấy tiền bù vào khoản vay mà bạn không trả được. Nhưng không phải cứ tiến hành phát mại tài sản thế chấp thì coi như bạn đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Trong trường hợp xử lý tài sản thế chấp mà vẫn không đủ để trả nợ thì bạn vẫn phải sử dụng tài sản riêng của mình để trả nợ.

Người đi vay phải có nghĩa vụ trả nợ đúng hạn đã thỏa thuận với ngân hàng. Việc không thanh toán nợ đúng hạn xó thể biến khoản vay trở thành nợ xấu, nợ quá hạn. Khoản vay của bạn sẽ bị xếp hạng tín dụng xấu, điều này khiến cho các ngân hàng khác khó cho bạn vay trong những lần sau; vì các ngân hàng cho rằng bạn không có khả năng thanh toán đúng hạn.

Ngoài ra, việc trở thành tài sản bảo đảm ngăn cản nhiều quyền lợi cho người đi vay, như không thể thực hiện các giao dịch, chuyển nhượng. Việc giải chấp ngân hàng như một cách thức “gỡ mác” tài sản thế chấp, khi đó bạn có thể thực hiện các giao dịch với tài sản như thông thường. Do đó, việc giải chấp ngân hàng là điều bắt buộc đối với khách hàng vay vốn khi đến hạn thanh lý hợp đồng. Lưu ý thủ tục giải chấp sổ đỏ có phần phức tạp hơn so với việc giải chấp các tài sản khác.

Câu hỏi thường gặp

Có được sử dụng tài sản thế chấp trong thời gian thế chấp không?

Câu trả lời là có. Bộ luật dân sự 2015 cũng có quy định việc bên vay vốn có quyền được sử dụng, khai thác nguồn lợi từ tài sản thế chấp. Tuy nhiên, việc sử dụng phải đảm bảo giá trị của tài sản là thay đổi không quá nhiều. Bên ngân hàng hoàn toàn có thể yêu cầu bên vay vốn áp dụng các biện pháp bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.

Ngân hàng biết bên vay vốn không có khả năng trả nợ có được phát mại tài sản trước hạn không?

Câu trả lời là không. Việc thế chấp tài sản là một biện pháp bảo đảm cho việc trả nợ của bên vay tiền. Do đó, ngân hàng không hề có quyền định đoạt đối với tài sản thế chấp. Họ chỉ có quyền thanh lý tài sản thế chấp khi hết thời hạn thỏa thuận mà bên vay vốn chưa hoàn thành nghĩa vụ của mình.

Có được ủy quyền thực hiện giải chấp ngân hàng không?

Câu trả lời là có. Pháp luật cho phép việc ủy quyền cho một cá nhân, tổ chức khác thực hiện thủ tục giải chấp ngân hàng. Khi làm thủ tục, người làm thủ tục cần xuất trình văn bản ủy quyền. Bạn hoàn toàn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các văn phòng luật hoặc sử dụng dịch vụ pháp lý để thực hiện thủ tục thuận lợi hơn.

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về giải chấp ngân hàng là gì. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời