Nguồn thu của ngân sách địa phương gồm những khoản nào?

26/11/2021
Nguồn thu của ngân sách địa phương gồm những khoản nào?
1286
Views

Ngân sách nhà nước được hình thành từ nhiều nguồn thuế, lệ phí. Đóng góp không nhỏ vào đó chính là mồ hôi công sức của người dân. Do đó, rất nhiều người thắc mắc rằng những khoản chi nào sẽ được dùng cho địa phương? Những khoản chi nào sẽ được dùng cho trung ương. Phải nói đến việc có rất nhiều cá nhân không hiểu về pháp luật. Đồng thời luôn có xu hướng kích động quần chúng suy nghĩ lệch lạc. Họ cho rằng việc thu thuế của dân sẽ bỏ vào túi riêng của một quan chức nào đó.

Trên thực tế, suy nghĩ này vô cùng sai lầm. Thật tai hại nếu người dân bị lây lan và đi theo hướng suy nghĩ tiêu cực. Trong khi rõ ràng pháp luật đã quy định rất rõ về các khoản thu chi của nhân dân. Bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào vi phạm những quy định này đều bị xử phạt. Việc am hiểu pháp luật có thể tránh được những hiểu lầm và lệch lạc không đáng có. Vậy Nguồn thu của ngân sách địa phương gồm những khoản nào?

Hãy cùng luật sư X tìm ra lợi giải đáp cho vấn đề trên nhé!

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Các loại ngân sách

Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước. Phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.

Nguồn thu của ngân sách địa phương gồm những khoản nào?

1. Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:

a) Thuế tài nguyên, trừ thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;

b) Thuế môn bài;

c) Thuế sử dụng đất nông nghiệp;

d) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;

đ) Tiền sử dụng đất. Trừ thu tiền sử dụng đất tại điểm k khoản 1 Điều 35 của Luật này;

e) Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước;

g) Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

h) Lệ phí trước bạ;

i) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;

k) Các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu;

l) Thu từ quỹ dự trữ tài chính địa phương;

m) Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý;

n) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;

o) Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;

p) Lệ phí do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện thu;

Khoản thu khác

q) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện;

r) Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước. Do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương xử lý;

s) Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;

t) Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

u) Thu kết dư ngân sách địa phương;

v) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương

a) Thuế giá trị gia tăng, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng của các nhà thầu phụ phát sinh từ các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí; không kể thuế giá trị gia tăng quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều này;

b) Thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp của các nhà thầu phụ phát sinh từ các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí (kể cả thuế thu nhập từ chuyển nhượng vốn trong hoạt động dầu, khí); không kể thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Thuế thu nhập cá nhân;

d) Thuế tiêu thụ đặc biệt. Không kể thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

đ) Thuế bảo vệ môi trường. Không kể thuế bảo vệ môi trường quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Đối với thuế bảo vệ môi trường thu từ xăng dầu sản xuất trong nước, việc xác định số thu phát sinh căn cứ vào sản lượng do doanh nghiệp đầu mối bán ra trên thị trường và tỷ trọng tổng sản lượng xăng dầu sản xuất trong nước và tổng sản lượng xăng dầu nhập khẩu. Hằng năm, Bộ Tài chính xác định tỷ trọng này.

3. Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương.

4. Thu chuyển nguồn của ngân sách địa phương từ năm trước chuyển sang.

Nguyên tắc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương

1. Căn cứ vào nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương theo nguyên tắc sau:

a) Phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh đối với từng lĩnh vực và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư, trình độ quản lý của từng vùng, từng địa phương;

b) Ngân sách xã, thị trấn được phân chia nguồn thu từ các khoản sau. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất;

c) Ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã không có nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ;

d) Trong phân cấp nhiệm vụ chi đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông công lập các cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi công cộng khác.

2. Căn cứ vào tỷ lệ phần trăm (%). Đối với các khoản thu phân chia do Chính phủ giao và các nguồn thu ngân sách địa phương hưởng 100%, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp ở địa phương.

Mời các bạn xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư X về câu hỏi trên. Hi vọng độc giả đã trả lời được câu hỏi: Nguồn thu của ngân sách địa phương gồm những khoản nào?

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Kiểm toán nhà nước có chức năng gì?

1. Thực hiện kiểm toán ngân sách nhà nước và báo cáo kết quả kiểm toán với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; gửi báo cáo kiểm toán cho Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan khác có liên quan theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.
2. Trình Quốc hội báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước để Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
3. Tham gia với Ủy ban tài chính, ngân sách và các cơ quan khác của Quốc hội, Chính phủ trong việc xem xét, thẩm tra báo cáo về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước.

Phân cấp quản lý ngân sách là gì?

Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nước phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế – xã hội.

Quỹ ngân sách nhà nước là gì?

Quỹ ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay có trên tài khoản của ngân sách nhà nước các cấp tại một thời điểm.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời