Chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người nghỉ ngang như thế nào?

08/09/2023
Chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người nghỉ ngang như thế nào?
212
Views

Bảo hiểm xã hội được hiểu là khoản trợ cấp của nhà nước giúp ổn định đời sống của người lao động trong những trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn nghề nghiệp/lao động,… Người lao động có nhiều quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, để thuận tiện cho quá trình tham gia bảo hiểm xã hội thì người lao động trước khi nghỉ việc nên chốt bảo hiểm xã hội tại công ty cũ. Vậy chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người nghỉ ngang như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 12/2022/NĐ-CP;
  • Bộ luật Lao động 2019.

Chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người nghỉ ngang như thế nào?

Chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người nghỉ ngang là việc làm cần thiết đối với người sử dụng lao động bởi vì trách nhiệm chốt bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật là thuộc về người sử dụng lao động. Khi người lao động nghỉ ngang, người sử dụng lao động phải chốt bảo hiểm xã hội cho người lao động. Dưới đây là các quy định cụ thể về chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người nghỉ ngang.

Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:

Điều 39. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.

Theo đó, người lao động từ ý nghỉ ngang sẽ bị coi là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Hậu quả dành cho hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật này là việc hợp đồng loa động bị chấm dứt và người lao động phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng lao động.

Tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:

Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Trường hợp chỉ cần hợp đồng lao động bị chấm dứt không phân biệt lý do thì công ty đều phải thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội và trả lại sổ đó cho người lao động.

Vậy nên ngay cả khi người lao động nghỉ ngang thì công ty vẫn thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội.

Chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người nghỉ ngang như thế nào?
Chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người nghỉ ngang như thế nào?

Không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho nhân viên nghỉ ngang, công ty có bị phạt không?

Theo quy định pháp luật, chốt sổ bảo hiểm xã hội là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Khi người lao động nghỉ việc thì người sử dụng lao động phải báo giảm lao động, đồng thời thực hiện các thủ tục cần thiết để tiến hành chốt sổ bảo hiểm xã hội cho nhân viên. Trong trường hợp người sử dụng lao động cố tình không chịu chốt sổ bảo hiểm xã hội thì sẽ bị xử lý theo quy định.

Dựa vào những quy định trên, việc chốt sổ cho người lao động là việc bắt buộc mà công ty phải thực hiện. Trường hợp công ty cố tình gây khó dễ cho người lao động bằng việc không chốt sổ bảo hiểm xã hội thì công ty sẽ bị xử phạt hành chính.

Mức xử phạt dành cho hành vi gây khó dễ cho người lao động bằng việc không chịu chốt sổ bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP cụ thể như sau:

  • Không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho từ 01 người đến 10 người lao động: Phạt 01 – 02 triệu đồng.
  • Không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho từ 11 người đến 50 người lao động: Phạt 02 – 05 triệu đồng.
  • Không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho từ 51 người đến 100 người lao động: Phạt 05 – 10 triệu đồng.
  • Không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho từ 101 người đến 300 người lao động: Phạt 10 – 15 triệu đồng.
  • Không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho từ 301 người lao động: Phạt 15 – 20 triệu đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Trường hợp nếu đã chốt sổ bảo hiểm xã hội nhưng sau đó lại không trả lại sổ cho người lao động thì người sử dụng lao động còn bị phạt từ 02 – 04 triệu đồng/người lao động nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng. Điều này được quy định tại điểm d khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Công ty cũ không chốt sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động phải làm gì?

Chốt sổ bảo hiểm xã hội là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Do đó, khi người sử dụng lao động không chốt bảo hiểm xã hội cho nhân viên nghỉ việc thì đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động. Khi rơi vào trường hợp này, người lao động phải bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Do vậy, người lao động có thể thực hiện một trong những cách sau đây khi người sử dụng lao động vi phạm vào lợi ích của mình cụ thể như sau:

  • Cách 1. Tố cáo thẳng tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Cách 2. Thực hiện thủ tục khiếu nại.
  • Cách 3. Khởi kiện tại Tòa án.

Khuyến nghị

Luật sư 247 là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người nghỉ ngang như thế nào? chúng tôi cung cấp dịch vụ luật dân sự Công ty Luật sư 247 luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người nghỉ ngang như thế nào? Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu đến dịch vụ pháp lý đơn xin hợp thửa đất. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm chốt bảo hiểm xã hội là của ai?

Theo khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
– Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
– Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Đồng thời, khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định, trách nhiệm của người sử dụng lao động là phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thực hiện việc chốt sổ bảo hiểm xã hội là trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Thời gian chốt sổ bảo hiểm xã hội là bao lâu?

Theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
– Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
– Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
– Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
– Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
Như vậy, theo quy định thì thời gian chốt sổ bảo hiểm xã hội sẽ không quá 14 ngày và trong trường hợp đặc biệt theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động 2019 thì thời gian chốt sổ bảo hiểm xã hội tối đa không quá 30 ngày.

Khi nào phải chốt sổ BHXH cho người lao động?

Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
Chốt sổ bảo hiểm xã hội là ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên sổ bảo hiểm xã hội của người tham gia dừng đóng bảo hiểm xã hội tại một đơn vị. Việc này được thực hiện khi người lao động không còn làm việc ở công ty nữa, khi lao động nghỉ việc hoặc khi công ty ngừng hoạt động.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.