Chào luật sư, Tôi và chồng kết hôn được 7 năm. Thỉnh thoảng chồng tôi có chơi lô đề. Tôi đã can ngăn rất nhiều lần; nhưng chồng tôi nói chơi cho vui. Đầu năm 2021 chồng tôi trúng lớn nên cô ấy rất ham, thường xuyên tụ tập chơi. Nhưng gần đây thì thua liên tục và vay tiền để chơi. Mới đây, một nhóm người kéo tới nhà đòi nợ, chồng tôi bỏ trốn; nói tôi trả thay nhưng tôi không đồng ý. Luật sư cho tôi hỏi Chồng chơi lô đề, vợ có phải trả nợ thay không? Cảm ơn luật sư rất nhiều
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với vấn đề này chúng tôi xin phép được tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
Nội dung tư vấn
Vấn nạn lô đề, cờ bạc đã làm tan vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật và cần được xử lý nghiêm.
Chơi lô đề là gì?
Có thể hiểu hành vi chơi lô đề là một hình thức đánh bạc trái phép.
Hành vi đánh bạc này được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.
Trong đó, chơi lô, đề là khái niệm chỉ trò chơi cá cược dự đoán kết quả xổ số kiến thiết hàng ngày, người tham gia phải tuân thủ các luật lô, đề và hưởng tiền thưởng nếu trúng theo bảng ăn lô, đề được đưa ra ban đầu.
Như vậy, chơi lô, đề là một trong những hình thức đánh bạc trái phép.
Chồng chơi lô đề, vợ có phải trả nợ thay không?
Theo điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ, chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau :
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Với quy định nói trên, nếu chồng bạn vay tiền mà không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình (nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình) và cũng không thuộc một trong các trường hợp quy định nêu trên thì bạn không có nghĩa vụ phải cùng chồng hoặc thay chồng trả tiền cho bên chủ nợ.
Chơi lô đề bị xử phạt như thế nào?
Xử phạt hành chính
Nếu hành vi đánh bạc trái phép không thuộc các trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự; người đánh bạc sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính đối với hành vi đánh bạc trái phép của mình.
Căn cứ Điều 26 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP; phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đánh bạc trái phép như sau:
1. Phạt cảnh cáo; hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:
- Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ; tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế; hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;
- Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
- Cá cược bằng tiền; hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao; vui chơi giải trí, các hoạt động khác;
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và tịch thu tiền do vi phạm mà có.
- Người nước ngoài có hành vi đánh bạc trái phép thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Điều 321, Bộ luật hình sự 2015 về tội đánh bạc quy định các khung hình phạt sau:
“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua thắng bằng tiền; hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này; hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Khi bị chủ nợ đòi nợ do chơi lô đề gây ra cần phải làm gì?
Trường hợp chủ nợ gây áp lực, đe dọa để buộc gia đình bạn phải trả nợ thì bạn có thể làm một số việc sau để bảo vệ gia đình mình:
– Làm ngay đơn trình báo, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của chủ nợ gửi cơ quan công an nơi bạn cư trú để có biện pháp ngăn chặn. Hành vi vi phạm pháp luật của chủ nợ có thể là: cướp, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, đe dọa giết người, làm nhục người khác, hủy hoại tài sản…
– Không cam kết hay ký bất kỳ giấy tờ gì do chủ nợ đưa ra.
– Nếu các con bạn còn nhỏ thì có thể thể cho các cháu tạm lánh về nhà người thân trong khoảng thời gian nhất định.
– Lắp camera an ninh ở những vị trí có thể bị tiếp cận, kết hợp cả camera công khai và camera bí mật.
– Phổ biến kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho các thành viên trong gia đình trong các tình huống như ở nơi vắng người, di chuyển sáng sớm hoặc đêm muộn, khi có người theo dõi, đeo bám…
– Ghi nhớ số điện thoại của trực ban công an xã, phường nơi bạn cư trú để liện hệ ngay khi cần.
– Mạnh dạn chia sẻ việc bị siết nợ với các hộ gia đình liền kề để có sự hỗ trợ, giúp đỡ khi cần thiết.
– Không cho kẻ siết nợ vào nhà, trừ trường hợp có sự tham gia của chính quyền địa phương.
– Khi đối diện với những kẻ siết nợ cần giữ khoảng cách nhất định bởi chúng có thể mang theo hung khí và manh động.
Giải quyết vấn đề
Theo như căn cứ trên và những tình tiết bạn cung cấp; thì số tiền mà chồng bạn vay để dùng vào mục đích chơi lô đề; không vì nhu cầu của gia đình và bạn không đồng ý; nên nghĩa vụ trả tiền đối với khoản vay đó là nghĩa vụ riêng của chồng bạn.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy định pháp luật về xử phạt hình thức đánh bạc trá hình hiện nay
- Ghi và chơi lô đề có bị phạt tù theo quy định pháp luật không?
- Hành vi tụ tập đánh bạc trong vùng đỏ Covid-19 bị xử lý như thế nào?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Chồng chơi lô đề vợ có phải trả nợ thay không?“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật hiện hành đã có những chế tài hết sức nghiêm khắc dành cho chủ lô, đề.
Khoản 5 Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với các hành vi:
“a) Làm chủ lô, đề;
Người chỉ đứng/ngồi xem đánh bạc mà không tham gia đánh bạc thì sẽ không bị xử lý. Tuy nhiên, trong trường hợp bị cơ quan công an bắt giữ, người xem đánh bạc phải chứng minh được việc mình chỉ xem mà không tham gia chơi.
Các trò chơi đánh bạc online trá hình trên mạng qua các nền tảng như Appstore, GooglePlays, CH Plays nhưng mất tiền thật và đổi từ tiển ảo sang vật chất có giá trị đối với người chơi được coi là hình thức đánh bạc trái phép.