Hành vi tụ tập đánh bạc trong vùng đỏ Covid-19 bị xử lý như thế nào?

06/09/2021
Không trao hết tiền ủng hộ do sự kiện bất khả kháng, giữ lại từ thiện khác?
542
Views

Ngày 03/09/2021,một  nhóm người  tụ tập đánh bài ăn tiền trước hiên nhà, một người đứng xem tại khu nhà trọ thuộc khu phố Tân Long, phường Tân Đông Hiệp. Cảnh sát ập vào kiểm tra hành chính; t ất cả đều không đeo khẩu trang. Công an thu giữ trên chiếu bạc hơn 200.000 đồng. Những người này khai là công nhân thất nghiệp nhiều tháng nay vì Covid-19 nên “đánh bài giải trí”. Ngày 04/09/2021, Công an phường Tân Đông Hiệp, TP Dĩ An, lập hồ sơ xử phạt trường hợp này. Vậy, hành vi tụ tập đánh bạc trong vùng đỏ Covid-19 bị xử lý như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Nghị định 117/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Vùng đỏ là gì?

Vùng đỏ là khu vực phong tỏa hoặc khu cách ly. Vùng này là vùng tương đối nguy hiểm; người dân không nên đến gần để tránh nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Khu vực trong vùng đỏ phải tập trung khoanh vùng; xét nghiệm nhanh, cách ly sớm và thu hẹp phạm vi có dịch, dập dịch nhanh nhất có thể.

Cấp xãCấp huyệnCấp tỉnh
– Có chùm F0 chưa rõ nguồn lây.– Có 30% số xã trở lên có nguy cơ rất cao; nằm rải rác trên địa bàn huyện.
– Có 50% số xã trở lên có nguy cơ cao.
– Có trên 30% số huyện có nguy cơ rất cao và nằm rải rác trên địa bàn tỉnh.
– Có 50% số huyện trở lên có nguy cơ cao.
– Có F0 xã định được nguồn lây nhiễm từ khu công nghiệp, trường học, siêu thị lớn và các khu vực có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát, khó truy vết.– Có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát và có nguy cơ lây lan nhanh trên 50% số xã.– Có ổ dịch lớn khó kiểm soát và có nguy cơ lây lan nhanh trên 50% số huyện và lây sang tình khác.

Hành vi đánh bạc là gì?

Đánh bạc là tham gia vào trò chơi được tổ chức bất hợp pháp mà sự được (hoặc thua) kèm theo việc được (hoặc thua) lợi ích vật chất đáng kể (tiền; hiện vật hoặc các hình thức tài sản khác). Đánh bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội; xâm phạm trật tự xã hội.

Căn cứ theo điều 321 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

Hành vi đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội Tổ chức đánh bạc quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc

Hành vi tụ tập đánh bạc trong vùng đỏ Covid-19 bị xử lý như thế nào?

Tại thời điểm bắt quả tang, công an thu giữ dưới chiếu bạc hơn 200 ngàn đồng. Số tiền này chưa đủ để cấu thành tội đánh bạc. Tuy nhiên, hành vi này sẽ bị xử phạt với hành vi “không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người để phòng chống dịch COVID-19”

Đối với hành vi vi phạm trên, người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý theo khoản 1, điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

Căn cứ theo khoản 3 điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP:

“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;

b) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh;

c) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.”

Do đó, hành vi tụ tập đánh bài trong vùng đỏ có thể bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Hành vi tụ tập đánh bạc trong vùng đỏ Covid-19 bị xử lý như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Đánh bạc qua mạng có phải đi tù không?

Căn cứ theo khoản 2 điều 321 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017: Hành vi đánh bạc Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội  (như hình thành nên các chiếu bạc online hoặc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc, gá bạc); có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Không đeo khẩu trang phòng dịch Covid-19 nơi công cộng bị phạt thế nào?

Việc không đeo khẩu trang nơi công cộng trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay là rất nguy hiểm, có nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Cụ thể, tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời