Ghi và chơi lô đề có bị phạt tù theo quy định pháp luật không?

27/09/2021
Ghi và chơi lô đề có bị phạt tù theo quy định pháp luật không?
775
Views

Hình ảnh ghi và chơi lô đề công khai ngay trên vỉa hè hoặc trong các quán nước ven đường đã trở nên rất quen thuộc trong đời sống xã hội hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đây là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ có những chế tài xử lý thật nghiêm minh, thích đáng. Xung quanh chủ đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới một vụ việc có liên quan và đang gây xôn xao dư luận gần đây.

Tóm tắt vụ việc:

Cảnh sát đồng loạt ập vào 9 địa điểm ghi số đề ở TP Buôn Ma Thuột, tạm giữ 36 người liên quan và hàng loạt tang vật.

Trong đó, Huỳnh Xuân Phong (59 tuổi) và Trần Thị Thắm (47 tuổi) bị cho là cầm đầu đường dây ghi đề này, mỗi ngày giao dịch gần một tỷ đồng.

Đường dây này bị cảnh sát triệt phá hôm 17/9, thu giữ gần 300 triệu đồng tiền mặt, 28 điện thoại di động, 2 ôtô…

Theo điều tra, những người chơi đề ngụ địa bàn TP Buôn Ma Thuột và các huyện, thị xã của tỉnh Đăk Lăk. Sau khi gom số đề, Phong sẽ chuyển phơi cho Trần Thị Út Hiền (31 tuổi, ngụ Bình Định). Đến cuối ngày, căn cứ vào kết quả xổ số miền Nam và miền Bắc, tiền thắng thua sẽ được chuyển Hiền và Phong chuyển khoản cho nhau.

Vậy hành vi ghi và chơi lô đề này sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Thế nào là hành vi ghi và chơi lô đề?

Có thể hiểu hành vi ghi lô đề và chơi lô đề là một hình thức đánh bạc trái phép.

Hành vi đánh bạc này được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

Trong đó, chơi lô, đề là khái niệm chỉ trò chơi cá cược dự đoán kết quả xổ số kiến thiết hàng ngày, người tham gia phải tuân thủ các luật lô, đề và hưởng tiền thưởng nếu trúng theo bảng ăn lô, đề được đưa ra ban đầu.

Như vậy, chơi lô, đề là một trong những hình thức đánh bạc trái phép và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Ghi và chơi lô đề có bị phạt tù theo quy định pháp luật không?

Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm; hành vi đánh bạc trái phép này sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự:

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều 321, Bộ luật hình sự 2015 về tội đánh bạc quy định các khung hình phạt sau:

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua thắng bằng tiền; hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này; hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Xử phạt hành chính

Nếu hành vi đánh bạc trái phép không thuộc các trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự; người đánh bạc sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính đối với hành vi đánh bạc trái phép của mình.

Căn cứ Điều 26 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP; phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đánh bạc trái phép như sau:

1. Phạt cảnh cáo; hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:

a. Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ; tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế; hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

b. Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

c. Cá cược bằng tiền; hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao; vui chơi giải trí, các hoạt động khác;

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và tịch thu tiền do vi phạm mà có.

Người nước ngoài có hành vi đánh bạc trái phép thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Khi nào hành vi ghi và chơi lô đề bị xử lý hình sự?

Đối tượng vi phạm sẽ bị xử lý hình sự trong trường hợp hành vi ghi và chơi lô đề này có đầy đủ các yếu tố cấu thành sau:

Khách thể của tội phạm:

Tội phạm xâm phạm vào trật tự an toàn công cộng; khác với pháp luật của một số nước tư bàn quỵ định cho phép hoạt động đánh bạc; pháp luật nước ta nghiêm cấm hoạt động đánh bạc dưới các hình thức nhất định và coi đây là hành vi xậm phạm đến trật tự an toàn xã hội.

Mặt khách quan của tội phạm:

Tội phạm được thể hiện ở hành vi đánh bạc trái phép dưới bẩt kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật. Hành vi đánh bạc được biểu hiện dưới bất cứ hình thức nào được, thua bằng tiền; hoặc dùng hiện vật để gán nợ, hiện vật có thể là vàng, bạc, đá quí, xe máy, ô tô.v.v…. Các hình thức đánh bạc có thể là đánh bài, tổ tôm, sóc đĩa, đánh ba cây, cá độ bóng đá.v.v..

Chỉ truy cứu trách nhiệm về tội này khi có một trong những điều kiện sau:

Số tiền, hiện vật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng

Số tiền, hiện vật có giá trị dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này; hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lồi cổ ý, nhằm thu lợi bất chính.

Chủ thể của tội phạm:

Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do luật định.

Như vậy, nếu hành vi ghi và chơi lô đề không có đầy đủ các yếu tố cấu thành trên thì người vi phạm sẽ không bị xử lý hình sự.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Quy định pháp luật về xử phạt hình thức đánh bạc trá hình hiện nay
Đánh bài giải trí tại nhà có bị phạt không?

Hành vi tụ tập đánh bạc trong vùng đỏ Covid-19 bị xử lý như thế nào?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Ghi và chơi lô đề có bị phạt tù theo quy định pháp luật không?“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Làm chủ lô đề bị phạt bao nhiêu tiền?

Ở nhiều nơi trên cả nước, rất dễ dàng bắt gặp cảnh ghi lô, ghi đề. Tại những điểm bán vé số hay quán nước, những con bạc khát nước hướng sự theo dõi của mình theo những con số. Những chủ lô, chủ đề lại có dịp được làm giàu nhờ những người ham mê trò chơi đỏ đen này.
Pháp luật hiện hành đã có những chế tài hết sức nghiêm khắc dành cho chủ lô, đề.
Khoản 5 Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với các hành vi:
“a) Làm chủ lô, đề;

Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề bị xử phạt thế nào?

Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Chồng vay tiền đánh lô đề thì vợ có phải trả không?

Khoản 3 điều 45 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định:
Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
Theo như căn cứ trên và những tình tiết bạn cung cấp thì số tiền mà chồng bạn vay để dùng vào mục đích chơi lô đề và đánh bạc, không vì nhu cầu của gia đình mà bạn không đồng ý nên nghĩa vụ trả tiền đối với khoản vay đó là nghĩa vụ riêng của chồng bạn.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời