Cho vay tiền không có giấy tờ có đòi được không?

29/01/2022
Cho vay tiền không có giấy tờ có đòi được không?
1034
Views

Thưa quý luật sư! Em có vấn đề sau rất mong luật sư tư vấn: Hai vợ chồng Trang (là hàng xóm chỗ thân thiết) đã nhiều lần vay tiền của em để kinh doanh; nhưng thực tế chỉ để tiêu xài; ăn chơi. Tuy nhiên; khi cho vay; em lại không làm giấy tờ gì mà chỉ thỏa thuận miệng. Số tiền vay cho đến hiện nay lên đến 400 triệu. Nhiều lần em đòi nhưng Trang không trả nợ; chây lỳ không thiện chí và xem như không hề có chuyện gì. Vậy em muốn biết rằng cho vay tiền không có giấy tờ có đòi được không? Em xin cảm ơn!

Những thắc mắc về việc Cho vay tiền không có giấy tờ có đòi được không? sẽ được Luật sư X giải đáp trong bài viết dưới dây, mời bạn tham khảo!

Căn cứ pháp lý 

Nội dung tư vấn

Cho vay tiền không có giấy tờ có đòi được không?

Trong trường hợp trên; các giao dịch đều diễn ra giữa những người có quen biết, thân quen; vì thế khi tiến hành giao dịch rất tin tưởng lẫn nhau; nhưng một bên còn lại đã lợi dụng sự quen biết đó để chây ỳ, trốn thực hiện nghĩa vụ. Theo quy định của pháp luật, sẽ có 02 con đường để có thể đòi lại được số tiền này, cụ thể như sau:

Cách thứ nhất để đòi nợ

Điều 401 BLDS 2015 quy định: Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói; bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể; khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Như vậy; pháp luật nước ta công nhận hình thức hợp đồng bằng lời nói. Chính vì vậy; hợp đồng vay tiền được giao kết bằng miệng là hoàn toàn hợp pháp. Chính vì vậy; bên còn lại đã vi phạm pháp luật dân sự vì không thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; quy định tại khoản 1 Điều 466 BLDS 2015.

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Như vậy; trong trường hợp này; bạn hoàn toàn có thể đòi lại được tiền bằng cách gửi đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Ở đây Tòa án có thẩm quyền là Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú; làm việc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Khi cơ quan Tòa án tiến hành điều tra; bạn phải đưa ra được các tài liệu; chứng cứ để chứng minh thông tin mình cung cấp là đúng.

Cách thứ hai để đòi nợ

Theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015; bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 các đối tượng trên có thể bị truy tố về tội danh lợi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của người khác như sau:

“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.

Theo quy định trên; thì hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vay, mượn; thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó.

Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên; thì mới phạm vào tội này; nếu dưới 2 triệu đồng; thì phải hội đủ các điều kiện khác của điều luật như gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; thì mới phạm vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Số tiền cho vay trong trường hợp trên đều lớn hơn 2 triệu đồng, vì thế, đủ để cấu thành nên tội.

Đòi nợ trên facebook với những con nợ không trả tiền bị xử lý như thế nào?

Hiện pháp luật chưa quy định về vấn đề đòi nợ trên facebook; tuy nhiên thì đây cũng chính là một biện pháp đòi nợ không phạm vào điều cấm của luật. Thế nhưng khi đòi nợ với lời lẽ xúc phạm cùng với thông tin không chính xác mà ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và uy tín thì sẽ có những hình thức xử lý như sau:

Xử lý hành chính

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP; việc cung cấp, thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì sẽ bị xử với mức phạt 10-20 triệu đồng.

Xử lý hình sự

Nếu việc đòi nợ đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm; người này có thể bị truy cứu về tội Vu khống theo Điều 156 hoặc tội Làm nhục người khác theo Điều 155 BLHS.

Với vấn đề trên; để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình; bạn nên gọi điện, nhắn tin cho họ yêu cầu gỡ bỏ bài đăng và thỏa thuận lại về việc trả tiền. Trường hợp họ không thực hiện; bạn có thể chụp, quay video lại nội dung bài đăng; nhờ tổ chức thừa phát lại ghi nhận lại hiện trạng bài đăng, nội dung chia sẻ, bình luận. Sau đó, bạn có thể khởi kiện hoặc tố cáo, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Mời bạn xem thêm 

Thông tin liên hệ 

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Cho vay tiền không có giấy tờ có đòi được không?“.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty,  giấy phép bay flycam; xác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp 

Hợp đồng vay tài sản là gì?

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Những lưu ý khi viết giấy vay tiền cá nhân là gì?

+ Bên vay tiền cần xác định khả năng trả nợ theo cam kết trên giấy vay.
+ Cân nhắc khi một trong hai không tuân thủ theo thỏa thuận ghi trong giấy vay tiền.
+ Giấy vay tiền cá nhân không cần công chứng, nhưng phải đảm bảo tính pháp lý. Nếu có thể nên công chứng để nâng cao mức độ an toàn, đảm bảo quyền lợi.  
+ Giấy vay tiền cá nhân không công chứng nhưng đầy đủ thông tin cần thiết thì vẫn đủ tính pháp lý để khởi kiện. 
+ Trong giấy vay tiền nếu ghi là vô thời hạn thì có nghĩa là bên cho vay có thể đòi bất cứ lúc nào.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.