Chính sách thuế đối với điện mặt trời áp mái

16/12/2022
Chính sách thuế đối với điện mặt trời áp mái
576
Views

Trong bối cảnh giá nhiên liệu đầu vào cho sản xuất điện từ đầu năm đến nay tăng rất cao thì việc sử dụng điện năng lượng mặt trời rất cần thiết và hết sức có ý nghĩa. Vậy nên để khuyến khích việc sử dụng điện mặt trời áp mái, Nhà nước đã có những chính sách, đặc biệt là chính sách về thuế với điện mặt trời áp mái. Bài viết sau đây, sẽ nói rõ cho bạn về các chính sách thuế đối với điện mặt trời áp mái, Luật sư 247 hi vọng sẽ măng lại thông tin bổ ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Điện mặt trời áp mái

Điện mặt trời áp mái là dự án điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà hoặc gắn với công trình xây dựng. Hệ thống điện này giúp làm mát cho ngôi nhà đồng thời cung cấp điện cho gia đình hàng ngày. Khi hệ thống không sản xuất đủ điện cho gia đình có thể chuyển sang dùng nguồn điện lưới. Ngược lại, khi gia đình không sử dụng hết lượng điện năng do hệ thống sản xuất, gia đình có thể bán lại lượng điện thừa cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Chính sách thuế đối với điện mặt trời áp mái là những chính sách nhà nước ban hành để quản lý cũng như thúc đẩy việc sử dụng điện mặt trời áp mái

Ưu điểm của điện mặt trời áp mái

  • Không sử dụng diện tích đất, tận dụng diện tích mái nhà sẵn có của mỗi công trình kết hợp chống nóng, cách nhiệt, giảm bức xạ mặt trời tác động trực tiếp vào con người sinh sống trong công trình đó;
  • Do lắp đặt trên mái tòa nhà, công trình nên việc đấu nối diễn ra đơn giản, tiết kiệm trực tiếp tiền điện cho chủ đầu tư trong thời gian dài sử dụng; 4. Bảo trì – vận hành – vệ sinh hệ thống điện mặt trời mái nhà.
  • Do chỉ đấu nối vào lưới điện phân phối khu vực, nên không ảnh hưởng tới độ tin cậy của hệ thống điện và không phải tăng cường nguồn dự phòng cho hệ thống điện;
  • Có thể thay thế hoàn toàn các hệ thống máy nước nóng năng lượng mặt trời, thái dương năng bởi nguồn điện tạo ra bởi điện mặt trời có thể sử dụng để chạy các thiết bị đun nóng nước vẫn sử dụng nguồn năng lượng mặt trời sẵn có;
  • Giảm tác động đến môi trường do điện mặt trời tác động tiêu cực rất ít đến môi trường so với bất kỳ nguồn năng lượng nào khác;
  • Giúp giảm chi phí tiền điện cho gia đình.
Chính sách thuế đối với điện mặt trời áp mái
Chính sách thuế đối với điện mặt trời áp mái

Chính sách thuế đối với điện mặt trời áp mái

Thuế nhập khẩu:

  • Tại khoản 11 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định “Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, bao gồm:

a) Máy móc, thiết bị; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị;…

Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại khoản này được áp dụng cho cả dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng”.

  • Tại khoản 13 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định “Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất”.
  • Tại khoản 2 Điều 10 Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg quy định “Dự án điện mặt trời được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án; thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất của dự án là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được.”

Căn cứ các quy định nêu trên, dự án điện mặt trời trên mái nhà có công suất dưới 50kw thực hiện chính sách ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định cho dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg và trường hợp dự án điện mặt trời trên mái nhà có công suất dưới 50kw thuộc ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư thì ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg, dự án thực hiện chính sách miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án theo quy định tại khoản 13 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13. Thủ tục hồ sơ miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 30, 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN):

– Tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định “1. Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm áp dụng đối với: …

b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: … sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học…

2. Áp dụng thuế suất 10% đối với các khoản thu nhập sau:

a) Phần thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường.

Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp thực hiện xã hội hóa quy định tại khoản này do Thủ tướng Chính phủ quy định;…”.

– Tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định: “1. Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với:

a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định này;

b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này”.

– Khoản 5 Điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 quy định: “5. Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:

  • Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.
  • Đối với kinh doanh hàng hoá: 1%.
  • Đối với hoạt động khác: 2%”.

Khoản 4 Điều 18 Luật thuế TNDN quy định: “Trong cùng một thời gian nếu doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi khác nhau đối với cùng một khoản thu nhập thì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi có lợi nhất”.

Căn cứ các quy định nêu trên, thu nhập của doanh nghiệp từ dự án điện mặt trời trên mái nhà có công suất dưới 50 kw đầu tư mới thực hiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 15 và khoản 1 Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.

  • Trường hợp Doanh nghiệp sản xuất điện từ dự án điện mặt trời trên mái nhà có công suất dưới 50kw thuộc loại hình nghề nghiệp là cơ sở sản xuất năng lượng tái tạo từ ánh sáng mặt trời và đáp ứng các tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn của cơ sở sản xuất năng lượng tái tạo từ ánh sáng mặt trời quy định tại điểm 8 mục VI – Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường (ban hành kèm theo Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 06/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng chính phủ) thì doanh nghiệp thực hiện chính sách ưu đãi về thuế suất đối với phần thu nhập từ thực hiện hoạt động xã hội hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.

Đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực xã hội hóa là dự án mới thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn hoặc thực hiện tại các địa bàn khác thì thực hiện chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế TNDN theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.

  • Trường hợp doanh nghiệp sản xuất điện từ dự án điện mặt trời trên mái nhà có công suất dưới 50kw là đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ thuế TNDN trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ đối với khoản thu từ dự án điện mặt trời trên mái nhà theo quy định đối với hoạt động khác tại khoản 5 Điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính.

Trong cùng một thời gian nếu doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi khác nhau đối với cùng một khoản thu nhập thì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi có lợi nhất.

Về thuế giá trị gia tăng (GTGT):

– Tại khoản 25 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định “Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

– Tại Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định: “Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này”.

– Tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định về phương pháp tính trực tiếp trên GTGT:“2. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:

a) Đối tượng áp dụng:

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;
  • Hộ, cá nhân kinh doanh;
  • Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

b) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:…

  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
  • Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

c) Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng”.

  • Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế quy định: “Điều 2. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán.

1. Nguyên tắc áp dụng

a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.

b) Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm…

2. Căn cứ tính thuế

b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

b.1) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:

  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.
  • Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.

b.2) Chi tiết danh mục ngành nghề để áp dụng tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm Thông tư này”.

Căn cứ các quy định nêu trên:

  • Cá nhân, hộ gia đình thực hiện dự án điện mặt trời trên mái nhà có mức doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thuộc đối tượng áp dụng tỷ lệ thuế giá trị gia tăng trên doanh thu quy định đối với hoạt động sản xuất theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
  • Cá nhân, hộ gia đình thực hiện dự án điện mặt trời có doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống thì doanh thu bán điện thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
  • Doanh nghiệp có dự án điện mặt trời nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thực hiện bán điện thì xuất hóa đơn và kê khai nộp thuế GTGT đầu ra theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
  • Trường hợp doanh nghiệp thực hiện dự án điện mặt trời trên mái nhà có công suất dưới 50kw thuộc đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên GTGT thì thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT quy định cho hoạt động sản xuất theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.

Về thuế thu nhập cá nhân (TNCN):

Theo quy định của Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật về thuế và các văn bản hướng dẫn thì cá nhân kinh doanh nộp thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh. Đối với cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải kê khai, nộp thuế TNCN, thuế GTGT theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.

Trường hợp cá nhân, hộ gia đình thực hiện dự án điện mặt trời trên mái nhà có mức doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thực hiện áp dụng tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân trên thu nhập quy định cho hoạt động sản xuất theo quy định tại điểm b.1 Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC nêu trên.

Về thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB):

Theo quy định của Luật thuế TTĐB, mặt hàng điện không thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Chính sách thuế đối với điện mặt trời áp mái” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến làm sổ đỏ lần đầu… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền phải trích nộp từ một phần tiền lương và nguồn thu khác của người tạo ra thu nhập đóng cho cơ quan Thuế để nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế TNCN hiện nay không áp dụng đối với các cá nhân có thu nhập thấp dưới mức quy định định phải đóng thuế.
Người lao động nộp thuế thu nhập cá nhân có người phụ thuộc cũng sẽ được giảm trừ thuế theo quy định.
Như vậy có thể thấy người có thu nhập càng cao thì mức thuế TNCN phải nộp sẽ càng lớn.

Giá bán điện mặt trời cho EVN hiện nay là bao nhiêu?

Trong Thông tư 18 điện mặt trời của Bộ Công Thương về thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời và hợp đồng mua bán điện mặt trời có nêu rõ về giá mua bán điện. Theo đó, giá điện năng lượng mặt trời bán cho evn thực hiện theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời ở Việt Nam, ký ban hành ngày 06/4/2020 (hay còn được biết đến là giá điện mặt trời FIT 2 – giá điện mặt trời mái nhà là 1.943 đồng/kWh, tương đương 8,38 cent/kWh). Trong trường hợp bên mua điện không phải EVN, giá mua bán không cần theo giá điện bán cho EVN mà hai bên tự tiến hành thỏa thuận giá

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.