Chính phủ ban hành văn bản quy phạm nào sau đây?

12/04/2022
Chính phủ ban hành văn bản quy phạm nào sau đây?
1260
Views

Nội dungChính phủ ban hành văn bản quy phạm nào sau đâyVăn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạmThông tin liên hệCâu hỏi thường gặp Các loại văn bản do Chính phủ ban hành gồm 02 loại: Nghị định, Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy […]

Các loại văn bản do Chính phủ ban hành gồm 02 loại: Nghị định, Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Để tìm hiểu thêm chi tiết về các văn bản quy phạm pháp luật trên thì hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Chính phủ ban hành văn bản quy phạm nào sau đây?

Chính phủ ban hành văn bản quy phạm nào sau đây

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục luật định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, làm khuôn mẫu cho xử sự của các chủ thể pháp luật, được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật trong một khoảng thời gian và không gian nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà nhà nước muốn xác lập.

Thẩm quyền ban hành Nghị định của Chính Phủ

Chính phủ ban hành nghị định để quy định:

  • Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
  • Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
  • Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Ví dụ: Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ và Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQVN phối hợp thực hiện GNBV và XDNTM, đô thị văn minh.

Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định để quy định:

  • Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, chính quyền địa phương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
  • Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Ví dụ: Quyết định 353/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Văn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạm

Trong một số trường hợp sau, nghị quyết do Hội đồng nhân dân và quyết định do Ủy ban nhân dân ban hành không phải là văn bản quy phạm pháp luật:

  • Nghị quyết miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và các chức vụ khác; (2) Nghị quyết phê chuẩn kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và bầu các chức vụ khác;
  • Nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân;
  • Nghị quyết phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố
    trực thuộc trung ương;
  • Nghị quyết thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; quyết định thành lập các ban, ban chỉ đạo, hội đồng, ủy ban để thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian xác định; (6) Nghị quyết tổng biên chế ở địa phương;
  • Nghị quyết dự toán, quyết toán ngân sách địa phương;

Trong các trường hợp sau đây, quyết định do Ủy ban nhân dân ban hành không phải là văn bản quy phạm pháp luật:

  • Quyết định phê duyệt kế hoạch;
  • Quyết định giao chỉ tiêu cho từng cơ quan, đơn vị;
  • Quyết định về chỉ tiêu biên chế cơ quan, đơn vị; quyết định về khoán biên chế, kinh phí quản lý
    hành chính cho từng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân;
  • Các quyết định khác

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Chính phủ ban hành văn bản quy phạm nào sau đây ”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như tra số mã số thuế cá nhân quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Văn bản pháp luật là gì?

Văn bản pháp luật là hình thức thể hiện ý chí của Nhà nước, được ban hành theo hình thức, thủ tục do pháp luật quy định, luôn mang tính bắt buộc và được bảo đảm thực hiện bởi Nhà nước.

Nhiệm kì của thủ tướng chính phủ là bao nhiêu năm?

Theo quy định tại Điều 2 Luật tổ chức Quốc hội 2014 thì nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá 12 tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.

4.8/5 - (5 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.