Giảm mạnh giá xét nghiệm Covid-19

05/03/2022
Giảm mạnh giá xét nghiệm Covid-19
435
Views

Tình hình dịch bệnh Covid 19 hiện nay ở nước ta vẫn đang diễn biến rất phức tạp, từ đây nhu cầu xét nghiệm Covid-19 cũng tăng rất mạnh. Để hỗ trợ người dân, mới đây Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 02 có hiệu lực từ 12-2, với quy định giảm mạnh giá xét nghiệm Covid-19. Vậy cụ thể quy định này thế nào? Mức giảm giá xét nghiệm Covid-19 là bao nhiêu? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Giảm mạnh giá xét nghiệm Covid-19

Bộ Y tế vừa ban thành Thông tư mới (Thông tư 02) thay thế Thông tư 16 quy định về mức giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 trong trường hợp thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT).

Thông tư mới có hiệu lực từ ngày 21-2, quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 do cơ sở y tế của Nhà nước thực hiện, bao gồm việc lấy mẫu, bảo quản mẫu, thực hiện và trả kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2.

Cụ thể, theo Thông tư mới sẽ giảm mạnh giá xét nghiệm Covid-19, mức giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 trong trường hợp thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT như sau:

Xét nghiệm SARS-CoV-2 Ag test nhanh mẫu đơn: Giá dịch vụ bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương cộng chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định có mức thanh toán tối đa không quá 78.000 đồng/xét nghiệm.

Mức giá theo quy định hiện hành ở Thông tư 16 (quy định trước đây) là 109.700 đồng/xét nghiệm. Như vậy mức giá mới sẽ giảm khoảng 30% so với giá đang thực hiện.

Về giá xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng máy miễn dịch tự động hoặc bán tự động mẫu đơn: Giá dịch vụ bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương cộng chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định có mức thanh toán tối đa không quá 178.900 đồng/xét nghiệm.

Về giá xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR: Trường hợp mẫu đơn có mức thanh toán tối đa không quá 501.800 đồng/xét nghiệm; Trường hợp gộp mẫu: Giá dịch vụ bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương cộng chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 cho phản ứng theo quy định, trong đó sinh phẩm xét nghiệm cho phản ứng được chia đều theo số mẫu gộp.

Mức giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 trong trường hợp không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT

Thông tư 02 cũng quy định về mức giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 trong trường hợp không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT, cụ thể như sau:

Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập: mức giá bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương (chưa bao gồm sinh phẩm xét nghiệm phản ứng) do cấp có thẩm quyền của địa phương quy định nhưng không vượt mức giá tối đa khung giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định tại Thông tư này.

Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và các bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I thuộc các Bộ, cơ quan trung ương và các cơ sở y tế của Nhà nước thực hiện dịch vụ y tế dự phòng: mức giá thực hiện theo quy định như trên…

Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp lấy mẫu, bảo quản mẫu, thực hiện và trả kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 tại cộng đồng do ngân sách Nhà nước chi trả theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Buôn bán que test Covid không rõ nguồn gốc bị xử lý thế nào?

Tùy theo tính chất; mức độ nghiêm trọng mà hành vi buôn bán que test Covid không rõ nguồn gốc có thể bị xử phạt hành chính; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Giảm mạnh giá xét nghiệm Covid-19
Buôn bán que test Covid không rõ nguồn gốc bị xử lý thế nào?

Xử phạt hành chính

Điều 11, Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 185/2013 quy định như sau:

Khung phạt chính

Đối với hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng; công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 8 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật; có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật; có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các trường hợp phạt gấp đôi tiền với hành vi buôn bán hàng giả

Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này; với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh; thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y; thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm; thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng; trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.

Hình thức xử phạt bổ sung

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm

Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

d) Buộc thu hồi tiêu hủy hàng giả đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ theo Điều 194 Bộ luật Hình sự năm 2015:

Đối với cá nhân

Người có hành vi sản xuất, buôn bán thuốc trị Covid giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất thuốc giả; hoặc buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh hoặc thuốc phòng bệnh.

Người có hành vi này có thể bị phạt tù có thời hạn ít nhất là 2 năm và cao nhất có thể lên đến tử hình; và người phạm tội này còn có thể bị phạt tiền từ 20 đến 100 triệu đồng; và có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm một công việc nhất định trong thời gian từ 1 đến 5 năm; hoặc có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của người phạm tội này.

Đối với pháp nhân thương mại

Ngoài ra pháp nhân thương mại nếu phạm tội này căn cứ tùy theo tính chất và mức độ có thể:

Bị phạt tiền từ 1 đến 20 tỷ đồng; hoặc đình chỉ hoạt động của pháp nhân thương mại này có thời hạn trong khoảng từ 1 đến 3 năm.

Nếu trường hợp pháp nhân thương mại gây thiệt hại quá lớn, ảnh hưởng đến quá nhiều người; và xã hội thì có thể bị đình chỉ hoạt động của pháp nhân thương mại này vĩnh viễn; nếu thật sự trên thực tế không còn có biện pháp để khắc phục hậu quả đem lại; và các hình phạt bổ sung khác theo quy định của pháp luật như phạt tiền; hoặc cấm kinh doanh hoặc hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; hoặc cũng có thể bị cấm huy động vốn trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 năm.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Giảm mạnh giá xét nghiệm Covid-19“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp có được giảm thuế thu nhập vì dịch Covid không?

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp; người dân chịu tác động của dịch Covid-19. Trong đó có thuế thu nhập doanh nghiệp.

Điều kiện hỗ trợ người lao động mất việc làm do covid 19 bao gồm những gì?

Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng việc làm được hỗ trợ kinh phí khi có đủ các điều kiện sau:
– Điều kiện về tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
– Điều kiện về thời điểm người lao động mất việc làm
– Điều kiện về thu nhập của người lao động mất việc làm

Đối tượng được trao Sổ tiết kiệm đến 20 triệu đồng cho trẻ có bố, mẹ mất vì Covid

Là trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là đoàn viên Công đoàn tử vong vì dịch Covid-19.
Trường hợp đoàn viên Công đoàn tử vong nhận con nuôi; thì phải đảm bảo đầy đủ các thủ tục của pháp lý về điều kiện; trình tự, thủ tục nhận con nuôi (Hướng dẫn 438/HD-CĐVC).

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.