Nghị định 01 2021 về đất đai có điểm gì nổi bật?

12/04/2022
824
Views

Một trong những nội dung tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP được nhiều người dân ủng hộ trong thời gian qua là cho phép những trường hợp mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay trước ngày 1/1/2008 được hợp thức hóa, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thay vì mốc thời gian quy định trước ngày 1/7/2004. Nghị định 01 2021 về đất đai có điểm gì nổi bật? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Nghị định 01 2021 về đất đai

Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi; bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai có hiệu lực thi hành từ ngày 3/3/2017. Nghị định này sửa đổi; bổ sung một số điều của Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường; hỗ trợ; tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Đây là Nghị định được chuẩn bị kỹ lưỡng; công phu trên cơ sở rà soát; tổng hợp những bất cập; khó khăn trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai tại các Bộ; ngành; địa phương trong hơn 2 năm qua.

Nghị định 01/2017/NĐ-CP đã sửa đổi; bổ sung một số quy định của các Nghị định nêu trên nhằm giải quyết các vướng mắc cụ thể liên quan đến việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp huyện để đáp ứng yêu cầu quỹ đất cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội; cho phép chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa để phát huy hiệu quả sử dụng đất.

Nghị định 01 2021 về đất đai có điểm gì nổi bật?

Nghị định mới nhất về đất đai 2021

Tại Nghị quyết 39/2021/QH15; Quốc hội đã thông qua Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030; tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025.

Mục tiêu của Quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất nhằm bảo đảm nhu cầu sử dụng đất để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030; Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025.

Phân bổ hợp lý; tiết kiệm; hiệu quả nguồn lực đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo nền tảng để đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao;

Đồng thời nhằm bố trí quỹ đất đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, bảo đảm kết nối không gian phát triển liên ngành, liên vùng, các hành lang kinh tế và các vùng động lực phát triển của quốc gia; giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa; bảo đảm tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42 – 43%;Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng; hạn chế tình trạng suy thoái đất; cải tạo, phục hồi diện tích đất bị thoái hóa gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Thủ tục thu hồi đất hiện nay ra sao?

Quy trình việc thu hồi đất được thực hiện theo một quy trình cơ bản như sau:

Bước 1: Thông báo thu hồi đất

Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất. Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi.

Bước 2: Ra quyết định thu hồi đất

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:  thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

– Ủy ban nhân dân cấp huyện: thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Nghị định 01 2021 về đất đai có điểm gì nổi bật?

Bước 3: Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất

Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc.

Bước 4: Lấy ý kiến, lập và thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã  nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tạ trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường; hỗ trợ; tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.

Bước 5: Quyết định phê duyệt và niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

– Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định thu hồi đất; quyết định phê duyệt phương án bồi thường; hỗ trợ; tái định cư trong cùng một ngày;

Bước 6: Tổ chức chi trả bồi thường

Theo quy định tại Điều 93 Luật đất đai; trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành; cơ quan; tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường; hỗ trợ cho người có đất thu hồi.

Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Nghị định 01 2021 về đất đai có điểm gì nổi bật?“.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, xin phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Về quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới được quy định trong Nghị định 01 ra sao?

Nội dung quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện.

Nghị định 01 quy định về thu hồi đất đối với trường hợp không thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất ra sao?

Việc thu hồi đất đối với trường hợp người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước quy định tại điểm g khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai được thực hiện trong trường hợp người sử dụng đất không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất.

Cho thuê tài sản gắn liền với đất thuê, đất thuê lại trả tiền thuê đất hàng năm hiện nay ra sao?

Tổ chức kinh tế; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; hộ gia đình; cá nhân thuê đất của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm; thuê đất; thuê lại đất trong khu công nghiệp; khu chế xuất; cụm công nghiệp; làng nghề trả tiền thuê đất hàng năm và đã được cấp GCN.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.