Chi nhánh mới thành lập có được miễn thuế môn bài không?

29/09/2023
Chi nhánh mới thành lập có được miễn thuế môn bài không?
265
Views

Thuế môn bài là một loại thuế áp dụng cho các hoạt động kinh doanh, nghề nghiệp và sự gia tăng giá trị từ việc sử dụng những quyền đặc biệt do pháp luật cấp. Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh thuộc đối tượng phải nộp thuế môn bài thì phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật. Hiện nay, có một số công ty thắc mắc việc chi nhánh mới thành lập có được miễn thuế môn bài không? Để trả lời được câu hỏi này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định số 139/2016/NĐ-CP;
  • Nghị định 22/2020/NĐ-CP.

Chi nhánh có phải nộp thuế môn bài không?

Theo quy định pháp luật, chi nhánh mới được thành lập không phải nộp thuế môn bài nhưng chỉ với năm đầu hoạt động. Các chi nhánh có thể phải chịu các loại thuế khác như thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có lợi nhuận), thuế thu nhập cá nhân (đối với lương, tiền lương của nhân viên), thuế GTGT (giá trị gia tăng) và các khoản phí, lệ phí khác liên quan đến hoạt động của mình.

Theo khoản 6 Điều 2 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có) phải nộp lệ phí môn bài.

Cụ thể, chi nhánh của các tổ chức sau phải nộp lệ môn bài:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
  • Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
  • Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Theo đó, chi nhánh của doanh nghiệp thuộc đối tượng phải nộp lệ phí môn bài.

Chi nhánh mới thành lập có được miễn thuế môn bài không?

Theo quy định pháp luật, doanh nghiệp có thể thành lập chi nhánh của mình. Việc thành lập chi nhánh được thực hiện theo quy định pháp luật về doanh nghiệp. Ngoài việc tìm hiểu trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh thì chủ doanh nghiệp còn phải xem xét kỹ lưỡng những loại thuế mà chi nhánh mới phải nộp hay không phải nộp.

Chi nhánh mới thành lập của doanh nghiệp mới thành lập sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập.

Khoản 8 Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định:

“8. Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với:

a) Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).

b) Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.

c) Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài.

Như vậy, việc miễn lệ phí môn bài đối với chi nhánh chỉ áp dụng trong năm đầu của doanh nghiệp thành lập mới.

Chi nhánh mới thành lập có được miễn thuế môn bài không?

Hướng dẫn nộp thuế môn bài cho chi nhánh

Những doanh nghiệp, công ty,… thuộc đối tượng phải nộp thuế môn bài thì phải khai thuế và nộp thuế đúng và đủ theo quy định pháp luật. Pháp luật về thuế có quy định rõ ràng thời hạn nộp thuế và phương thức nộp thuế. Đối với chi nhánh đã thành lập hơn 1 năm thì việc nộp thuế môn bài cũng thực hiện như những đối tượng khác. Dưới đây là hướng dẫn nộp thuế môn bài cho chi nhánh một cách chi tiết và đơn giản:

Hiện nay, có 03 cách nộp Tờ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế gồm:

  • Nộp trực tiếp tại Cơ quan thuế (trước khi nộp thì liên hệ với Chi cục thuế quản lý xem có nhận bản giấy không vì thông thường các cơ quan thuế hiện tại sẽ nhận qua mạng).
  • Lập Tờ khai thuế môn bài trên phần mềm HTKK rồi nộp qua mạng thuedientu.gdt.gov.vn (doanh nghiệp phải có chữ ký số mới nộp được).
  • Lập và nộp trực tuyến trên trang: thuedientu.gdt.gov.vn (doanh nghiệp phải có chữ ký số mới nộp được).

Cách 1: Lập Tờ khai thuế môn bài sau đó nộp trực tiếp

  • Tải Mẫu tờ khai thuế môn bài 01/MBAI.
  • Sau khi tải về, điền thông tin theo yêu cầu -> Người đại diện theo pháp luật ký tên, đóng dấu -> Mang lên Chi cục thuế quản lý nộp.

Cách 2: Lập Tờ khai lệ phí môn bài trên HTKK rồi nộp qua mạng

Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm HTKK -> “Phí – Lệ phí” – > “Tờ khai lệ phí môn bài (01/MBAI)”

  • Lập tờ khai cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh trên phần mềm HTKK

Bước 2: Sau khi đăng nhập chọn mục “Phí – lệ phí” ⇨ Bấm chọn “Tờ khai lệ phí môn bài (01/MBAI) ⇨ Chọn kỳ tính thuế tích chọn “Cơ sở mới thành lập” và “Ngày phát sinh” theo giấy phép thành lập chi nhánh.

Bước 3: Điền các thông tin liên quan đến chi nhánh như: MST chi nhánh, Tên chi nhánh và mức lệ phí môn bài phải nộp của chi nhánh.

Bước 4: Sau khi khai xong => Bấm chọn “Kết xuất” => Chọn “Kết xuất XML” => Nộp tờ khai trên trang thuedientu.gdt.gov.vn.

  • Lập tờ khai cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh trên phần mềm HTKK

Bước 5: Sau khi đăng nhập chọn mục “Phí – lệ phí” => Bấm chọn “Tờ khai lệ phí môn bài (01/MBAI) => Chọn kỳ tính thuế tích chọn “Tờ khai lần đầu” => Bấm chọn “Đồng ý”.

Bước 6: Điền thông tin liên quan đến số thuế phải nộp.

Bước 7: Sau khi khai xong => Bấm chọn “Kết xuất” => Chọn “Kết xuất XML” => Nộp tờ khai trên trang thuedientu.gdt.gov.vn.

Cách 3: Lập Tờ khai thuế môn bài qua mạng trực tuyến thuedientu.

Bước 1: Đăng nhập vào trang thuedientu.gdt.gov.vn bằng tài khoản chữ ký số của doanh nghiệp (nếu chi nhánh cùng tỉnh) hoặc tài khoản chữ ký số của chi nhánh (nếu chi nhánh khác tỉnh) => Đăng ký tờ khai thuế môn bài.

Chú ý: Đăng nhập bằng MST có thêm chữ -QL

Bước 2: Bấm vào mục Khai thuế => Bấm tiếp vào mục Kê khai trực tuyến => Lựa chọn Tờ khai /LPMB – Tờ khai lệ phí môn bài (TT 80/2021) => Kiếm tra đúng là Tờ khai chính thức và Năm kê khai => Tiếp tục.

Bước 3:

Đối với chi nhánh cùng tỉnh:

Hệ thống tự động chọn cơ quan thuế quản lý.

Loại tờ khai:

Tờ khai chính thức: lần đầu

Tờ khai bổ sung: chỉnh sửa tờ khai lần đầu, hoặc thay đổi vốn điều lệ.

Kỳ kê khai: năm kê khai

Trong chỉ tiêu [09] tích chọn khai báo địa điểm kinh doanh mới thành lập trong năm => nhập tên chi nhánh => chọn tỉnh => chọn quận, huyện => nhập mã số thuế của chi nhánh => hệ thống tự hiện mức lệ phí môn bài.

Tiếp tục, nhấn nút “Hoàn thành kê khai” -> Ký và gửi.

Đối với chi nhánh khác tỉnh:

Trong chỉ tiêu [09] chỉ cần chọn mức lệ phí môn bài chi nhánh phụ thuộc khác tỉnh. Sau đó, nhập họ và tên người nộp thuế hoặc Người đại diện pháp luật

Tiếp tục, nhấn nút “Hoàn thành kê khai” -> Ký và gửi.

Sau đó, có 02 cách để nộp lệ phí môn bài như sau:

  • Nộp tiền mặt cho Kho bạc Nhà nước của quận, huyện tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank).
  • Đăng ký và nộp tiền thuế môn bài điện tử qua mạng (doanh nghiệp phải có chữ ký số).

Khuyến nghị

Luật sư 247 là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Chi nhánh mới thành lập có được miễn thuế môn bài chúng tôi cung cấp dịch vụ quyết toán thuế Công ty Luật sư 247 luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Chi nhánh mới thành lập có được miễn thuế môn bài không? Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như đơn khởi kiện tranh chấp đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Chi nhánh của công ty có được miễn lệ phí môn bài không?

Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP) như sau:
Miễn lệ phí môn bài
Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với:
a) Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).
c) Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài.
Theo đó, đối với việc miễn lệ phí môn bài đối với chi nhánh chỉ áp dụng trong năm đầu doanh nghiệp thành lập. 

Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP (được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC) như sau:
Mức thu lệ phí môn bài
1. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm.
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hướng dẫn tại khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc ghi trong điều lệ hợp tác xã. Trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
Tổ chức nêu tại điểm a, b khoản này có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.
Trường hợp vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bằng ngoại tệ thì quy đổi ra tiền đồng Việt Nam để làm căn cứ xác định mức lệ phí môn bài theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nơi người nộp lệ phí môn bài mở tài khoản tại thời điểm người nộp lệ phí môn bài nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
3. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.
Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đang sản xuất, kinh doanh và có thông báo gửi cơ quan thuế về việc tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng kinh doanh. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch thì vẫn phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm.
Như vậy, mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
+ Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
+ Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
+ Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm.

Đối tượng nào được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm?

Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP) như sau:
Miễn lệ phí môn bài
9. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh (theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
a) Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.
b) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (thuộc diện miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được thành lập trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thời gian miễn lệ phí môn bài của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến hết thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.
c) Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thực hiện miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 và Điều 35 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Như vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh (theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017) được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu theo quy định trên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.