Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về Covid-19 mới nhất

12/04/2022
Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về Covid-19 mới nhất
392
Views

Ngày 17/3/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký Nghị quyết số 38/NQ-CP năm 2022 ban hành Chương trình phòng, chống dịch Covid-19. Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về Covid-19 mới nhất quy định những gì và như thế nào. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về Covid-19 mới nhất.

Căn cứ pháp lý

Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về Covid-19 mới nhất

Chương trình phòng, chống Covid-19 hiện được xem là chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng Chính phủ về Covid-19. Chương trình phòng, chống Covid-19 dự kiến sẽ được thực hiện trong thời gian 2 năm kể từ năm 2022-2023. Trong trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài sang năm 2024, Bộ Y tế sẽ báo cáo Chính phủ xem xét việc có nên tiếp tục thực hiện Chương trình này hoặc sửa đổi, bổ sung để kịp thời, phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh.

Mục đích của việc ban hành Chương trình phòng, chống Covid-19 là nhằm bảo đảm kiểm soát dịch hiệu quả, kiểm soát tốc độ lây lan trong cộng đồng, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất các ca bệnh nặng, tử vong do dịch Covid-19 và tiến tới khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội.

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về Covid 19 mới nhất

Về mục tiêu cụ thể của Chương trình phòng, chống Covid-19 theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về Covid-19 mới nhất:

1. Bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vắc xin trên phạm vi cả nước:

Theo nội dung Chương trình phòng, chống Covid-19, nước ta phải hoàn thành việc tiêm mũi 02 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 03 cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm đến hết quý I năm 2022 và phải bảo đảm đủ vắc xin và hoàn thành tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi trước tháng 9 năm 2022.

2. Kiểm soát sự lây lan dịch Covid-19:

Mục tiêu đặt ra là tất cả các cấp chính quyền có kịch bản phòng, chống dịch Covid-19; Tất cả mọi người dân tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp; Tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá; Có chiến lược giám sát, phát hiện các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch trong từng giai đoạn; Giảm tỷ lệ tử vong do Covid-19/1 triệu dân xuống mức thấp hơn mức trung bình của Châu Á.

3. Nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở y tế, có các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở; Tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến:

  • 100% các trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp tỉnh, trung tâm y tế cấp huyện, trạm y tế cấp xã, y tế tại các cơ sở giam giữ, bệnh xá trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang được tăng cường năng lực để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong phòng, chống dịch.
  • Bảo đảm số giường hồi sức tích cực tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên theo hướng dẫn của Bộ Y tế và có kế hoạch huy động, phân công các cơ sở y tế trên địa bàn (bao gồm cả cơ sở ngoài công lập) tham gia phòng, chống dịch Covid-19 (kể cả điều trị).
  • 100% người mắc Covid-19 diễn biến nặng, nguy kịch được điều trị, chăm sóc sức khỏe theo quy định.
  • Tổ chức triển khai hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa theo quy định để tăng tỷ lệ tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người mắc Covid-19 và người không thể tiếp cận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do dịch bệnh Covid-19.

4. Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương bởi dịch Covid-19:

Tất cả các đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm lao động di cư ở các thành thị… đều được bảo đảm tiếp cận các dịch vụ y tế.

5. Bảo đảm thông tin, truyền thông phục vụ công tác phòng, chống dịch:

  • Chủ động trong định hướng dư luận; bảo đảm người dân được thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về các biện pháp phòng, chống dịch để người dân hiểu, đồng thuận, tạo niềm tin xã hội trong tổ chức triển khai thực hiện.
  • Tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều sử dụng mã QR để quản lý thông tin người ra vào và hướng dẫn người dân thực hiện việc khai báo thông tin theo yêu cầu của cơ quan chức năng để thực hiện phòng, chống dịch.
  • 100% các cơ sở tiêm chủng, xét nghiệm, điều trị cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin tiêm chủng, xét nghiệm, kết quả điều trị của các cá nhân.

6. Bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và ổn định đời sống của nhân dân:

  • 100% người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
  • 100% các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch phù hợp.
  • 100% các cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch an toàn; tổ chức học trực tiếp hoặc trực tuyến kết hợp với trực tiếp phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về Covid-19 mới nhất

Các hoạt động nổi bật mà Chương trình phòng, chống Covid-19 theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về Covid 19 mới nhất hướng đến:

1. Bao phủ vaccine phòng Covid-19: Khẩn trương hoàn thành trong Quý I năm 2022 việc tiêm mũi 02 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 03 cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm; tổ chức triển khai tiêm an toàn, khoa học, hiệu quả cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay khi có vắc xin. Khẩn trương nghiên cứu tiêm vắc xin mũi thứ 4 cho người lớn và mũi thứ 3 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 18 tuổi và tiêm chủng cho trẻ em từ 3 tuổi đến 5 tuổi.

2. Tạo mọi điều kiện thúc đẩy nhanh nhất việc sản xuất, chuyển giao công nghệ, gia công thuốc điều trị Covid-19 tại Việt Nam: Tiếp cận sớm với các thuốc điều trị đặc hiệu Covid-19; đồng thời tạo mọi điều kiện thúc đẩy nhanh nhất việc sản xuất, chuyển giao công nghệ, gia công thuốc điều trị Covid-19 tại Việt Nam; bảo đảm chủ động được những loại thuốc cơ bản đáp ứng yêu cầu điều trị sớm.

3. Nghiên cứu, đánh giá và căn cứ tình hình để chuyển biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 sang nhóm B: Thực hiện linh hoạt nguyên tắc “ngăn chặn – phát hiện – cách ly – khoanh vùng – dập dịch” theo quy mô và phạm vi hẹp nhất có thể, phù hợp với diễn biến dịch bệnh; áp dụng linh hoạt công thức chống dịch “5K + vắc xin, thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân + các biện pháp khác”; nghiên cứu, đánh giá và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện giám sát thường xuyên, định kỳ và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ lây nhiễm.

4. Bảo đảm nguồn nhân lực và chế độ cho người làm công tác phòng, chống dịch Covid-19: Thực hiện huy động nguồn nhân lực từ các địa phương, đơn vị lân cận khi dịch bùng phát; huy động lực lượng y tế ngoài công lập tham gia công tác phòng, chống dịch. Có chính sách phân bổ nhân lực hợp lý cho y tế dự phòng và y tế cơ sở, thực hiện trách nhiệm xã hội và chế độ luân phiên có thời hạn; Nâng cao năng lực cho các lực lượng trong ngành y tế, lực lượng tại địa phương, lực lượng huy động tham gia phòng, chống dịch, đặc biệt là cán bộ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; Áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề 100% đối với cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở; nghiên cứu chế độ đặc thù, ưu đãi với các lực lượng vũ trang tham gia phòng, chống dịch, …

5. Thành lập Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 trên cơ sở Quỹ vaccine phòng Covid-19:

  • Về tài chính, hậu cần, bảo đảm đủ thuốc, sinh phẩm, hóa chất, vật tư, trang thiết bị… theo phương châm “bốn tại chỗ” để sẵn sàng cho các kịch bản phòng, chống dịch. Đối với một số loại thuốc và vật tư thiết yếu phải có cơ số dự phòng đủ cho tình huống xấu nhất và bổ sung vào danh mục dự trữ quốc gia. Chủ động có kế hoạch sử dụng trang thiết bị sau khi kết thúc dịch.
  • Nhà nước bảo đảm nguồn tài chính chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên cơ sở huy động tổng thể nguồn lực nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn tài trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác); các địa phương phải bố trí ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng theo Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội.

6. Bảo đảm vừa phòng, chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế – xã hội:

Các địa phương tiếp tục triển khai Kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ, bảo đảm thực hiện nhất quán theo quy định, hướng dẫn thống nhất của các bộ, ngành đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch bệnh, tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của Nhân dân dần trở lại tình trạng bình thường mới; Không để tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về Covid-19 mới nhất”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như đơn xác nhận độc thân mới nhất quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về Covid-19 mới nhất là chỉ đạo nào?

Chương trình phòng, chống Covid-19 hiện được xem là chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng Chính phủ về Covid-19. Chương trình phòng, chống Covid-19 dự kiến sẽ được thực hiện trong thời gian 2 năm kể từ năm 2022-2023. Trong trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài sang năm 2024, Bộ Y tế sẽ báo cáo Chính phủ xem xét việc có nên tiếp tục thực hiện Chương trình này hoặc sửa đổi, bổ sung để kịp thời, phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh.

Theo nội dung Chương trình phòng, chống Covid-19, nước ta phải hoàn thành tiến độ tiêm chủng vắc xin như thế nào?

Theo nội dung Chương trình phòng, chống Covid-19, nước ta phải hoàn thành việc tiêm mũi 02 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 03 cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm đến hết quý I năm 2022 và phải bảo đảm đủ vắc xin và hoàn thành tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi trước tháng 9 năm 2022.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.