Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền ban hành văn bản pháp luật nào?

12/04/2022
Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền ban hành văn bản pháp luật nào?
2009
Views

Chào luật sư, tôi có một thắc mắc không biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có quyền ban hành văn bản pháp luật nào? Luật sư có thể tư vấn cho tôi về việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền ban hành văn bản pháp luật nào được không?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để hiểu rõ hơn về việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền ban hành văn bản pháp luật nào. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Căn cứ pháp lý

Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền ban hành những loại văn bản pháp luật nào?

Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội Việt Nam. Theo quy định của Luật Hiến pháp 2013 Ủy ban Thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì kỳ họp Quốc hội;

2. Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

3. Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

4. Đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

5. Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội;

6. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước;

7. Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân;

8. Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

9. Quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh trong trường hợp Quốc hội không thể họp được và báo cáo Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;

10. Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;

11. Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội;

12. Phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

13. Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội.

Để thực thi các nhiệm vụ đó trên thực tế theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có quyền được ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật nhất định.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền ban hành văn bản pháp luật nào?

Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền ban hành những loại văn bản pháp luật nào sau đây?

1. Pháp lệnh: Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề được Quốc hội giao.

2. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết để:

  • Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
  • Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội;
  • Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trường hợp bãi bỏ pháp lệnh thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
  • Tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
  • Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;
  • Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ngoài ra Uỷ ban Thường vụ Quốc hội được quyền phối hợp với:

Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành ra Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm để quy định chi tiết những vấn đề được luật giao hoặc hướng dẫn một số vấn đề cần thiết trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Và phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để ban hành Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty mới, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao , bảo hộ logo độc quyền, mẫu tạm ngừng kinh doanh, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam…của Luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền ban hành những loại văn bản pháp luật nào?

1. Pháp lệnh.
2. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ngoài ra Uỷ ban Thường vụ Quốc hội được quyền phối hợp với Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành ra Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để ban hành Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết để:

– Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
– Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy –ban Thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội;
– Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trường hợp bãi bỏ pháp lệnh thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
– Tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
– Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;
– Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.